Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhiệt huyết của người bưu tá vùng cao

Thúy Hồng - 09:36, 29/10/2020

Không ngại quãng đường xa, khó khăn, vất vả, vượt suối, băng rừng, hàng ngày, anh vẫn luôn miệt mài với nhiệm vụ chuyển phát thư từ, sách báo, đặc biệt là việc phát Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đối với anh, đó là niềm vui, niềm tự hào khi được mang thông tin, niềm vui đến với đồng bào mình. Anh là Ấu Văn Sơn, dân tộc Thái, sinh năm 1980, bưu tá xã Cà Nàng, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La.

Bưu tá Ấu Văn Sơn (bên trái) phát Báo Dân tộc và Phát triển tới tận tay người dân
Bưu tá Ấu Văn Sơn (bên trái) phát Báo Dân tộc và Phát triển tới tận tay người dân

Công việc bưu tá đến với anh Ấu Văn Sơn không phải là cơ duyên hay tình cờ mà đó là công việc “cha truyền con nối”. Trước đây, người bố của anh cũng làm công việc bưu tá của xã. Năm 2004, sau khi bố anh nghỉ chế độ, anh đã thay bố để trở thành cầu nối, đem thông tin đến với bà con DTTS quê hương mình. 

Khi được hỏi, sao anh không chọn một nghề khác đỡ vất vả mà lại chọn nghề bưu tá ở một xã vùng sâu, vùng xa như ở Cà Nàng? Anh Sơn chỉ cười hồn nhiên: “Được là cầu nối đem thông tin đến với bà con là mình vui rồi”.

Nói rồi anh kể cho tôi nghe về hành trình đưa thư trong suốt 16 năm qua của mình. “Công việc hằng ngày của tôi là nhận bưu phẩm, báo chí rồi đi đến từng thôn bản để phát tận tay cho đồng bào. Đường miền núi nên công việc đưa thư cũng rất khó khăn vất vả, trời nắng đi lại còn dễ dàng, chứ ngày mưa gió, đường đất trơn trượt, nhiều khi tôi phải lội suối để kịp đưa thư, báo đến tay bà con. Hồi mới đi làm, lương của tôi chỉ được 180 ngàn đồng/tháng, không có tiền mua xe máy, tôi phải đi bộ đến từng thôn bản để đưa thư, báo cho bà con. Mấy năm nay, mua được xe máy thì đỡ vất vả hơn và cũng chuyển sách, báo được sớm hơn so với đi bộ”, anh Sơn cho biết. 

Không chỉ nhiệt tình đưa sách báo đến tận tay người nhận, anh Sơn còn rất tỉ mỉ và cẩn thận. Đối với những mặt hàng không có hóa đơn gửi bảo đảm, bưu điện không yêu cầu phải ký nhận, nhưng anh luôn có một quyển sổ ghi chép đầy đủ, ngày giờ, người ký nhận để tránh thất lạc thư từ sách báo, nhất là Báo Dân tộc và Phát triển phát cho Người có uy tín, là món ăn tinh thần đưa thông tin đến với bà con vùng cao. 

Ông Lò Văn Sao, Người có uy tín ở bản Phát, xã Cà Nàng cho biết: Hằng tuần, tôi đều được anh Sơn bưu tá của xã phát tận tay, ký nhận đầy đủ và kịp thời các số Báo Dân tộc và Phát triển, giúp tôi tiếp cận được nhiều thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền cho bà con trong bản. 

Mặc dù luôn hết lòng vì công việc, nhưng nhiều thời điểm anh Sơn cũng gặp phải những khó khăn. Khó khăn nhất là trong những năm gần đây, khi môi trường kinh doanh các dịch vụ bưu chính đang chịu tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin ra đời đã gây sức ép mạnh mẽ đối với lĩnh vực bưu chính như: Chuyển phát nhanh EMS, bưu phẩm, bưu kiện, sách báo ngày càng bị hạn chế. 

Hằng tuần, tôi đều được anh Sơn bưu tá của xã phát tận tay, ký nhận đầy đủ, kịp thời các số Báo Dân tộc và Phát triển, giúp tôi tiếp cận được nhiều thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền cho bà con trong bản”.

Ông Lò Văn Sao, Người có uy tín ở bản Phát, xã Cà Nàng

Điều này cũng đồng nghĩa với đồng lương của người bưu tá bị giảm xuống, thu nhập mỗi tháng của anh Sơn không đáng là bao. Do địa hình miền núi, các bản làng cách trung tâm xã rất xa, nhiều bản lên đến hơn 30km, vì vậy tiền xăng xe để đi giao bưu phẩm đã tốn mất quá nửa tiền lương mỗi tháng…

“Từ lúc vào ngành Bưu điện với công việc bưu tá đã 16 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ nghề. Dù khó khăn nhưng nhìn thấy nụ cười của bà con dân bản khi nhận được những món quà hay lá thư là tôi thấy vui. Đặc biệt là việc phát Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đó là thông tin rất cần thiết hằng ngày đối với bà con vùng sâu, vùng xa nơi đây…”, anh Sơn chia sẻ.

Với trách nhiệm và tình yêu nghề của anh Ấu Văn Sơn - người bưu tá vùng cao thật đáng trân quý. Đối với người dân nơi đây, anh Sơn không chỉ là người đưa thư đơn thuần mà anh cũng chính là cầu nối đưa thông tin của Đảng, Nhà nước đến với bà con dân bản.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.