Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cô giáo dân tộc La Ha tận tụy với nghề nuôi dạy trẻ

Thúy Hồng - 10:27, 21/10/2020

Ở xã Chiềng Muôn, huyện Mường La (Sơn La), rất nhiều đồng nghiệp và các phụ huynh, khi nhắc đến cô giáo Lò Thị Trang (SN 1988), dân tộc La Ha, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Ban Mai đều biểu lộ sự quý mến bởi sự nhiệt tình, trách nhiệm với công việc, đặc biệt là tấm lòng yêu thương, chăm sóc con trẻ…

Cô Trang đang hướng dẫn các em học sinh học bài.
Cô Trang đang hướng dẫn các em học sinh học bài.

Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La cô Trang được phân công dạy tại Trường Mầm non Ban Mai, một ngôi trường ở vùng sâu, vùng xa của huyện Mường La. Do đó, cô luôn ý thức được sự khó khăn, vất vả và những yêu cầu cần có của một cô giáo mầm non.

Người dân ở xã Chiềng Muôn chủ yếu là đồng bào dân tộc La Ha và dân tộc Mông, không có thói quen cho trẻ đi học mẫu giáo. Những ngày đầu khi mới nhận công tác, với lợi thế là người dân tộc ở địa phương, cô đã tích cực cùng các đồng nghiệp đi tuyên truyền, vận động, phụ huynh cho trẻ đến trường.

Nhà cô cách trường 10km, vào mùa mưa, con đường từ nhà đến trường đi lại rất khó khăn, mặt đường trơn trượt bùn đất, có những đoạn phải dắt xe, đi bộ hàng cây số mới có thể vượt qua được. Nhiều hôm quần áo lấm lem bùn đất, đôi chân mỏi nhừ, nhưng nghĩ đến những khó khăn để vận động được các em đến lớp, nghĩ đến những ánh mắt thơ ngây đang đợi ở phía trước, cô đều gạt bỏ hết mọi khó khăn.

Năm 2012, cô được bầu là Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Ban Mai. Với trách nhiệm này, cô Trang đã cùng với Ban Giám hiệu nỗ lực đưa ra những sáng kiến nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được các phụ huynh luôn tin tưởng và yêu mến. Đến nay, sau hơn 16 năm công tác gắn bó với con em đồng bào DTTS, cô Trang luôn phát huy tinh thần, trách nhiệm để dạy tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Cô giáo Bùi Thị Thúy Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ban Mai cho biết: Cô Trang luôn gương mẫu đi đầu và có trách nhiệm trong công việc; cập nhật và chia sẻ những kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động dạy học với đồng nghiệp theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Nhiều năm liên tục, cô Trang đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Cô được Chủ tịch UBND huyện Mường La tặng Giấy khen; được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển các DTTS”.

Tới đây, cô là một trong những đại biểu của tỉnh Sơn La tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, năm 2020 được tổ chức tại Hà Nội.


Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...