Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Người có tấm lòng nhân ái

Đông Hưng - Thành Lê - 10:08, 31/07/2020

Suốt nhiều năm nay, khắp các làng xóm ở Ninh Giang, Ninh Hòa (Khánh Hòa) y tá Nguyễn Văn Sử tận tụy đi tuyên truyền cách phòng, chống dịch bệnh và cứu chữa miễn phí cho dân nghèo.

Y tá Nguyễn Văn Sử khám mắt cho bệnh nhân vừa đi mổ mắt về
Y tá Nguyễn Văn Sử khám mắt cho bệnh nhân vừa đi mổ mắt về

Đến từng nhà để chữa bệnh

Ông Trịnh Xuân Thanh, Bí thư Đảng ủy phường Ninh Giang cho biết: Ông Sử dùng tất cả tiền tiết kiệm có được để mua thuốc phát miễn phí cho người dân nên chúng tôi rất cảm kích. Ông Sử đã được tỉnh Khánh Hòa và Sở Y tế tỉnh tặng Bằng khen.

Từng nhiều năm công tác ở Trạm y tế Ninh Giang, hằng ngày, buổi sáng ông tranh thủ châm cứu cho bà con ở gần, buổi chiều, ông chạy xe rong ruổi khắp các thôn, xã để châm cứu cho những người già bị tàn tật mà không có điều kiện để tới Trạm. Lịch làm việc đó được ông thực hiện đều đặn bất kể ngày nắng hay mưa. Hễ ai cần là ông đi ngay, không nề hà.

Không chỉ chữa bệnh cho bà con ở các thôn, các xã lân cận trong thị xã, ông còn lên với các bản làng xa xôi của tỉnh Khánh Hòa để tìm người bệnh châm cứu, nhằm giúp họ vượt qua được bệnh tật. Cơ duyên đưa ông đến với nghề thầy thuốc cũng rất tình cờ. Ông xuất thân là cán bộ ngành Lâm nghiệp rồi nhập ngũ, đến lúc xuất ngũ thì ông về nhà làm nông. Rồi một dạo, vợ ông bị bại liệt nặng, gia đình khó khăn không có tiền chạy chữa. Tận dụng một số bài thuốc Nam ông biết từ hồi bộ đội, ông đọc thêm sách để tìm thêm thuốc. Tự tìm và chữa, cuối cùng vợ ông cũng lành. Từ đó, ông thấy điều trị bằng thuốc Nam rất tốt nên ông đã đi học và theo nghề cho đến nay.

Mang lại ánh sáng cho người mù

Đối với người dân Ninh Hòa, ông Sử không chỉ là lương y có tay nghề chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền, mà còn là người có tấm lòng nhân ái.

Mấy năm nay, ông đã vận động Hội Vòng tay nhân ái TP. Hồ Chí Minh cấp gạo miễn phí suốt đời cho 50 người già neo đơn, người DTTS trên địa bàn Ninh Hòa. Tuy số gạo được cấp chỉ 10kg/người/tháng, nhưng đã giúp biết bao cụ ông, cụ bà thoát cảnh khó khăn.

Không chỉ phát thuốc, châm cứu chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo, ông Sử còn góp phần mang lại ánh sáng cho gần 1.000 trường hợp bị bệnh về mắt. Trong những chuyến đi cứu chữa bệnh nhân, ông được gặp gỡ với nhiều thân phận vừa có cuộc sống khó khăn lại bị mù. Từ đó, ông luôn trăn trở làm thế nào để đem lại ánh sáng cho những người đó. Một thời gian, thông qua các bạn bè, ông được biết đến chương trình mổ mắt miễn phí cho người nghèo. Khi đã có được cơ hội, ông tiến hành lập danh sách, liên hệ với tổ chức để giúp đỡ mọi người.

Ông Sử bày tỏ: “Trong quá trình khám, chữa bệnh, đối tượng mà tôi tiếp xúc nhiều nhất là người già. Họ không chỉ khó khăn khi thiếu ánh sáng của đôi mắt, bị bại liệt mà còn vất vả khi lâm vào hoàn cảnh neo đơn không nơi nương tựa. Vì vậy, bằng các mối quan hệ quen biết, tôi luôn cố gắng vận động, quyên góp để giúp đỡ các đối tượng này”.

Ban đầu, công việc từ thiện gặp rất nhiều khó khăn, từ việc tổ chức cho người dân đăng ký, đưa đi mổ mắt, đến khảo sát các hộ dân để nhận gạo, xe lăn… Gần 10 năm qua, số người được ông đưa đi mổ mắt miễn phí, cấp gạo, trao xe lăn ngày càng nhiều.

Một lãnh đạo Hội Đông y Ninh Hòa cho biết: “Hội rất trân trọng các hành động cao đẹp của ông Sử cho y tế địa phương. Ông Sử là một tấm gương sáng về tấm lòng nhân ái để chúng tôi và các thế hệ sau noi theo. Ông luôn đặt việc của cộng đồng, sự sống còn của bệnh nhân lên trên hết”.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.