Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điểm tựa của làng Ktu

Thùy Dung - 16:45, 15/07/2020

Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, già Đinh Yek (SN 1933) giữ nhiều chức vụ quan trọng ở xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang (Gia Lai). Năm 2010, ông về hưu và được dân làng tin yêu bầu làm già làng, Người có uy tín của làng Ktu. Ông cũng là người có vai trò rất lớn trong việc thay đổi nếp nghĩ cách làm, vận động người dân chung sức xây dựng NTM.

Già Đinh Yek (ngồi giữa) là điểm tựa vững chắc của làng Ktu và là người có nhiều đóng góp cho sự thay đổi của vùng căn cứ cách mạng xã Kon Chiêng
Già Đinh Yek (ngồi giữa) là điểm tựa vững chắc của làng Ktu và là người có nhiều đóng góp cho sự thay đổi của vùng căn cứ cách mạng xã Kon Chiêng


Nhiều năm công tác tại xã Kon Chiêng, già Đinh Yek nắm được nhiều chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhờ vậy, ông thực hiện tốt công tác dân vận, giúp người dân thay đổi nếp nghĩ cách làm. “Đồng bào Ba Na mình chỉ quen sống quây cụm lại với nhau ở khu vực gần chân núi, không có đường đi, khu dân cư không theo quy hoạch, ô nhiễm môi trường. Lúc này, mình được cử ra ngoài Bắc thăm quan mô hình khu dân cư để về sắp xếp lại dân cư nơi đây. Bắt đầu từ năm 1997, thông qua các buổi họp dân, tuyên truyền, vận động nên các hộ dân bắt đầu di dời ra gần mặt đường để thuận tiện cho việc làm ăn phát triển kinh tế, cho con trẻ đến trường”, già Đinh Yek cho biết.

Nói về già Đinh Yek, ông Đinh Nguiy, Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng cho biết: Đinh Yek là người có công rất lớn trong công tác giáo dục tại địa phương. Trước đây, vì trường học cách xa khu dân cư nên việc vận động các cháu đi học rất khó khăn. Trước tình hình đó, già Đinh Yek đã xin chủ trương của huyện để thành lập Mô hình “bán trú dân nuôi”, huy động các hộ dân trong các làng đóng góp tiền hoặc thóc để nuôi học sinh đi học. Sau này, mô hình của già Đinh Yek được nhân rộng ra các xã lân cận. Đến nay, làng Ktu của già Đinh Yek cũng là làng có tỷ lệ học sinh ra lớp rất cao, có hộ còn có con đi học đại học, cao đẳng.

Làng Ktu hiện có 137 hộ, 95% là hộ đồng bào Ba Na. Hơn 10 năm qua, với sự dẫn dắt của già Đinh Yek, đời sống người dân từng bước thay đổi. Trong công tác xây dựng nông thôn mới, già Đinh Yek đã vận động người dân đóng góp kinh phí và ngày công, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, làm phòng học mẫu giáo tại địa phương. Trong làng nếu có tranh chấp, mâu thuẫn, ông cũng nhanh chóng giúp người dân hòa giải, góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Ngoài ra, già Đinh Yek còn thường xuyên tuyên truyền người dân bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát triển cồng chiêng. Nhờ vậy, nhiều năm liền làng Ktu giữ vững danh hiệu làng văn hóa. Vừa qua, nhân dịp Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai lần thứ III, năm 2019 già Đinh Yek vinh dự được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.