Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nguồn lực để vùng DTTS và miền núi Khánh Hòa phát triển

Lê Phương - 07:21, 24/12/2022

Thời gian qua, nhờ triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Khánh Hòa đã có sự đổi thay rõ rệt. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, mô hình kinh tế hỗ trợ riêng để người dân miền núi khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư hạ tầng giao thông bài bản kết nối những vùng khó khăn
Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư hạ tầng giao thông bài bản kết nối những vùng khó khăn

Đổi thay ở vùng dân tộc thiểu số

Hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hoà có 35 DTTS sinh sống với trên 72.000 người, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh, trong đó dân tộc Raglai chiếm trên 77%. Phần lớn người dân cư trú tại 2 huyện miền núi: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã miền núi thuộc các huyện: Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa và TP. Cam Ranh. Toàn tỉnh có 28 xã thuộc vùng DTTS và miền núi, gồm: 20 xã khu vực III, 3 xã khu vực II, 5 xã khu vực I và 10 thôn đặc biệt khó khăn; số hộ nghèo ĐBDTTS là 5.979 hộ, chiếm 58,9% số hộ nghèo toàn tỉnh.

Đến các địa phương miền núi ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh bây giờ, thay đổi dễ nhận thấy nhất là nhà ở của người dân ngày càng khang trang hơn. Giữa bạt ngàn những vùng cây ăn trái xanh tươi là những căn nhà bề thế được xây dựng sau những vụ mùa bội thu. 

Cùng với đó, kết cấu hạ tầng khu vực miền núi cũng được đầu tư khá đồng bộ. Đến nay, 100% xã vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tỉnh đều có đường ô tô đến trung tâm xã; các công trình thiết yếu phục vụ dân sinh cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, giúp cho việc đi lại thuận lợi hơn; 100% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, thông tin liên lạc thông suốt.

Tâm sự với chúng tôi, già làng Cao Đảm, ở thôn Xóm Cỏ, xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn phấn khởi cho hay: Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào DTTS thay đổi từng ngày, người ốm được chữa bệnh ở cơ sở y tế, trẻ em lớn lên được đến trường. Đến mùa thu hoạch, xe đến tận rẫy chở nông, lâm sản đi tiêu thụ vì đường vào khu sản xuất đã được đổ bê tông. Nhà nào cũng sắm được xe máy, có điện để xem ti vi, nghe đài, xài tủ lạnh. Mừng hơn nữa là ở Khánh Sơn hiện nay, có rất nhiều hộ đồng bào DTTS xây được nhà lầu, sắm được ô tô nữa đấy!

Mô hình trồng sầu riêng ở Khánh SƠn giúp nhiều người dân đổi đời
Mô hình trồng sầu riêng ở Khánh Sơn giúp nhiều người dân đổi đời

Về xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh hôm nay, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay mạnh mẽ, nhiều căn nhà đã được xây kiên cố với mái ngói, mái tôn đủ sắc màu, dọc hai bên đường. Hình ảnh những con đường làng, ngõ xóm nắng thì bụi, mưa lại lầy đã thay bằng đường bê tông sạch sẽ; trường lớp khang trang, sạch sẽ, thoáng mát, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.

Trên địa bàn xã có Cụm Công nghiệp Sông Cầu, góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương; các con đường bê tông trải rộng khắp thôn xóm; trường học, trạm xá được đầu tư xây dựng khang trang. Nhiều mô hình chăn nuôi dê, bò, gà, heo góp phần nâng cao thu nhập cho người dân; mô hình trồng rau sạch, rau công nghệ cao, rau an toàn theo hướng hàng hóa được triển khai có hiệu quả. Từ đó, đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Tập trung đầu tư cho miền núi

Không chỉ có Sông Cầu, các xã có đông đồng bào DTTS tập trung ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh ngày càng chuyển biến tích cực. Có được điều đó là nhờ những năm qua, các cấp, ngành đã ban hành nhiều chính sách, chương trình hành động với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, nâng mức sống của đồng bào DTTS, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa vùng sâu, vùng xa, miền núi với thành thị.

Một góc thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn hôm nay
Một góc thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn hôm nay

Nghị quyết của Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định, địa phương sẽ ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước tăng ít nhất 1,5 lần so với giai đoạn 2016 – 2020 để đầu tư thực hiện chương trình; đồng thời lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu khác đang thực hiện để đầu tư có hiệu quả cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua chương trình, Khánh Hòa phấn đấu đến năm 2025, đưa mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng hơn 2 lần so với năm 2020 (trên 28 triệu đồng/người/năm) và giảm hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm từ 4-5%.

Theo đó, Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh của từng địa phương; tăng cường nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao. 

Tỉnh nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo ra sản phẩm đặc sản của từng địa phương có giá trị cao; tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa. Tỉnh quan tâm phát triển du lịch sinh thái, gắn kết du lịch với giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào DTTS; khuyến khích xây dựng, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ... góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho đồng bào DTTS.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tinh Khánh Hòa chia sẻ: Việc triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh những năm qua, đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều thay đổi, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, lao động sản xuất và đời sống của người dân. 

“Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2025, đưa hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thoát khỏi huyện nghèo, nâng múc sống của bà con đồng bào DTTS tiệm cận với các vùng khác. Để làm được điều này, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo hai huyện xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xây dựng các kênh tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định để người dân thoát nghèo bền vũng”, ông Tuân chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 24/10/2024, tại Tp. Thái Nguyên, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024 đã được tổ chức long trọng. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đến dự và chỉ đạo Đại hội.