Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người tiên phong xuất khẩu gừng Kỳ Sơn ra thị trường thế giới

Trần Đức - 19:27, 18/07/2023

Tràn đầy nhiệt huyết, năng động, dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh là nhận xét chung của mọi người khi nói về Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Luân, SN 1957, tại xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Luân lên rẫy cùng bà con dân bản.
Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Luân lên rẫy cùng bà con dân bản

Ông Luân hiện là hội viên Chi hội khối 2, Hội Cựu Chiến binh thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (HTX Hương Sơn), tỉnh Nghệ An.

Tháng 6/1975, anh Luân lên đường nhập ngũ, làm việc tại Nhà máy Z171, Tổng cục Kỹ thuật đóng ở tỉnh Quảng Bình, sau đó chuyển ra Cục kỹ thuật Quân khu I. Đến năm 1983, anh Luân xuất ngũ về địa phương lập gia đình. Năm 1987, anh cùng gia đình lên thị trấn Mường Xén lập nghiệp. Sau bao gian truân, vất vả, năm 2009, anh quyết định thành lập HTX Hương Sơn, kinh doanh lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ, trong đó có thu mua gừng dé và gừng sừng trâu (2 loại gừng được bà con các dân tộc huyện Kỳ Sơn trồng từ lâu đời).

Nhận thấy tiềm năng của cây trồng này có khả năng đem lại hiệu quả xóa đói, giảm nghèo cho bà con dân bản và hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh của HTX, từ năm 2013, anh Luân đã cùng ăn, cùng ở, cùng lên nương rẫy với bà con để nghiên cứu cách trồng gừng truyền thống. Quá trình thực tế ở cơ sở, anh Luân rút ra kinh nghiệm để áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chủ động phối hợp với ngành chức năng của huyện tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây gừng, cách bảo quản gừng cho bà con. Ban đầu HTX Hương Sơn vận động 20 hộ dân liên kết tham gia trồng thí điểm gừng hữu cơ hoàn toàn sạch trên diện tích 10 ha, đến nay đã có 146 hộ thuộc 6 bản trên địa bàn 4 xã tham gia trồng 40 ha gừng hữu cơ.

Sau nhiều năm tâm huyết gắn bó với bà con trồng gừng cùng với kinh nghiệm truyền thống và áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, sản lượng gừng do HTX Hương Sơn nghiên cứu, trồng hữu cơ đã đạt 30 tấn/ha, mẫu mã ngày càng đẹp, có chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao. Mỗi ha gừng cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng, cao gấp 10 lần trồng ngô, lúa. Từ thành công của HTX Hương Sơn, bà con các xã ở huyện Kỳ Sơn đã học tập nhân rộng trên diện tích 400 ha.

Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Luân hướng dãn bà con chọn giống gừng cho vụ tiếp theo.
Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Luân hướng dẫn bà con chọn giống gừng cho vụ tiếp theo

Đến nay, ngoài địa bàn Kỳ Sơn, HTX Hương Sơn đã vươn ra một số xã của huyện Tương Dương như Nhôn Mai, Mai Sơn với 15 hộ tham gia trồng và cung cấp 40 tấn gừng nguyên liệu thường xuyên cho HTX.

Hiện nay, HTX Hương Sơn của Cựu chiến binh Nguyễn Văn Luân là một trong những đơn vị lớn nhất tỉnh Nghệ An trong thu mua, tiêu thụ và xuất khẩu gừng. Bình quân, mỗi năm, HTX Hương Sơn thu mua hơn 1.000 tấn gừng và sơ chế để cung cấp cho các tiểu thương tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến thị trường các nước Banglades, Ấn Độ, Pakistan, Uzbekistan, Turkmenistan và các nước Châu Âu.

Cùng với đó, Cựu chiến binh Nguyễn Văn Luân đã cùng chính quyền huyện Kỳ Sơn xây dựng thương hiệu cho cây gừng Kỳ Sơn. Ngày 15/11/2019, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Giấy Chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gừng Kỳ Sơn.

“Đây là cơ sở để người dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, khẳng định thương hiệu gừng Kỳ Sơn trên thị trường. Đến nay đã có 4 xã trồng được cây gừng đáp ứng các tiêu chí của các doanh nghiệp đem đi xuất khẩu ra nước ngoài gồm Tây Sơn, Tà Cạ, Mường Lống và Đoọc Mạy. Trên cơ sở đó, HTX Hương Sơn đã xây dựng sản phẩm gừng Kỳ Sơn thành sản phẩm OCOP nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2020, sản phẩm “Gừng Kỳ Sơn” đã được UBND tỉnh Nghệ An cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao”, Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Luân chia sẻ.

BÀI CHUYÊN ĐỀ KHUYẾN NÔNG - ĐÃ BT: Người tiên phong đưa cây gừng Kỳ Sơn vươn ra thế giới 2

Không chỉ thu mua xuất khẩu gừng, HTX Hương Sơn còn đầu tư máy móc chế biến các sản phẩm như tinh dầu gừng, tinh bột gừng, bột gừng, cao gừng, gừng sấy dẻo… nhằm nâng cao giá trị của thương hiệu gừng Kỳ Sơn. Mới đây, ngày 17/1/2023, sản phẩm tinh dầu gừng và bột gừng của HTX Hương Sơn đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận đạt OCOP 3 sao.

Với sự nhạy bén, năng động trong cơ chế thị trường, Cựu chiến binh Nguyễn Văn Luân đã vượt qua nhiều thách thức, trở thành điển hình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, HTX Hương Sơn do anh Luân làm Giám đốc đã tạo việc làm trực tiếp thường xuyên từ 10 - 15 lao động, thu nhập bình quân từ 6 - 6,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, tạo việc làm thời vụ cho 146 lao động; tạo việc làm gián tiếp cho hàng trăm lao động là đồng bào DTTS thuộc hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương.

Từ những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, HTX Hương Sơn và Giám đốc Nguyễn Văn Luân đã được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng. Đặc biệt, tháng 1/2021, Cựu chiến binh Nguyễn Văn Luân được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng Bằng khen, tháng 3/2023, được Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An tặng danh hiệu hội viên Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2022.

Nhiều năm qua, HTX Hương Sơn đã góp phần đưa hàng trăm hộ nông dân thoát nghèo có cuộc sống ấm no hạnh phúc, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Sơn. Tấm gương Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Luân là một minh chứng rõ nét nhất về ý chí, bản lĩnh “Bộ đội cụ Hồ” trong thời bình, góp phần tô sáng truyền thống Anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.