Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tạo sinh kế cho người dân từ trồng dược liệu dưới tán rừng

An Yên - 09:31, 17/07/2023

Toàn tỉnh Nghệ An có gần 1.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Nhiều vùng như Mường Lống, Huồi Tụ, Na Ngoi (Kỳ Sơn), Tri Lễ, Hạnh Dịch (Quế Phong), Quỳ Hợp, Con Cuông… đã hình thành nên những vùng trồng cây dược liệu, mở lối ấm no cho đồng bào DTTS.

Ông Lầu Bá Xồng, Tổng Giám đốc Công ty Dược liệu Mường Lống đóng tại xã Mường Lống (Kỳ Sơn) bên vườn sâm 7 lá 1 hoa mà Công ty đang trồng thử nghiệm.
Ông Lầu Bá Xồng - Tổng Giám đốc Công ty Dược liệu Mường Lống đóng tại xã Mường Lống (Kỳ Sơn) bên vườn sâm 7 lá 1 hoa mà Công ty đang trồng thử nghiệm

Tại huyện Kỳ Sơn, nhiều doanh nghiệp đã tìm về đầu tư trồng cây dược liệu. Như ở xã Na Ngoi, Công ty Cổ phần Dược liệu Mường Lống đã trồng được trên 200.000 khóm lan thạch hộc tía gắn trên cây rừng, 5 ha cây tam thất bắc, 1,3 ha đẳng sâm, gần 1.000 cây chè hoa vàng dưới tán rừng thưa… Ngoài ra, Công ty đang xây dựng một khu bảo tồn trồng 40 loại cây dược liệu.

Tại bản Chàm, xã Hạnh Dịch, thuộc huyện Quế Phong, được chọn làm điểm để phát triển cây quế, bà con dân bản rất trông chờ và phấn khởi. Bởi, việc trồng mới cây quế, một mặt là để phục hồi giống cây dược liệu vốn nức tiếng khắp xa gần, mặt khác là để giúp người dân mở hướng thoát nghèo khi mà cả bản có 81 hộ thì có đến 50 hộ nghèo.

Bà Lá Thị Lan, dân tộc Thái ở xóm Hợp Thành, xã Yên Hợp (Quỳ Hợp) chăm sóc vườn dược liệu của gia đình
Bà Lá Thị Lan, dân tộc Thái ở xóm Hợp Thành, xã Yên Hợp (Quỳ Hợp) chăm sóc vườn dược liệu của gia đình

Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng hay ở vùng đệm đang là hướng đi làm thay đổi tư duy, nhận thức của bà con các DTTS về rừng. Theo bà Lá Thị Lan, xóm Hợp Thành, xã Yên Hợp (Quỳ Hợp): Đồng bào Thái đã biết quy trình trồng, đưa dược liệu rừng về vườn nhà chăm sóc cây dược liệu theo hướng hữu cơ. Đồng thời, được cán bộ Hợp tác xã Tĩnh Sáng Đường chỉ dẫn nên việc phát triển cây dược liệu có nhiều thuận lợi.

Mới đây, dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An” do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu thuộc Chương trình phát triển Liên hợp quốc tài trợ với tổng kinh phí hỗ trợ 5 tỷ đồng đã được khởi động ở huyện Tương Dương.

Dự án thực hiện từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2024, trên địa bàn 6 bản thuộc 2 xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Việc trồng, phát triển cây dược liệu không chỉ góp phần bảo tồn những nguồn gen quý mà còn giúp người dân địa phương thay đổi tư duy, tập tục sản xuất cũ, có hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 3 dự án lớn được đầu tư phát triển theo hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với người dân, có quy mô gần 2.000ha. Điều này đang mở ra nhiều triển vọng trong việc nâng cao giá trị cây dược liệu, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Trồng dược liệu dưới tán rừng ở Mường Lống (Kỳ Sơn).
Trồng dược liệu dưới tán rừng ở Mường Lống (Kỳ Sơn).

Theo ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An, để phát triển cây dược liệu ở Nghệ An, cần triển khai cả hai hướng: Bảo tồn và khai thác có kế hoạch dược liệu trong tự nhiên; phát triển dược liệu dưới tán rừng và trồng tập trung một số loại cây dược liệu cho phép. Như vậy vừa tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, vừa khuyến khích bà con bảo vệ rừng, đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ổn định gần 18.000 ha cây dược liệu. Để đạt được mục tiêu này, địa phương cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa, đặc biệt là phải đẩy mạnh liên kết 4 nhà. Trong đó, doanh nghiệp phải giữ vai trò then chốt trong hình thành chuỗi khép kín từ khâu chăm sóc, bảo quản, chế biến...

Nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nghệ An phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển ổn định gần 18.000 ha cây dược liệu. Để đạt được mục tiêu này, địa phương cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hơn nữa, đặc biệt là phải đẩy mạnh liên kết 4 nhà.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.