Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Người Mông ở Séo Mý Tỷ giữ rừng, bảo tồn văn hóa để làm du lịch

Trọng Bảo - 18:19, 14/12/2022

Séo Mý Tỷ nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Từ nhiều đời nay, bà con dân tộc Mông đã đến đây định cư, sinh sống. So với trước đây, đường lên Séo Mý Tỷ hiện nay đã dễ dàng hơn, không còn những cung đường đá lởm chởm trơn trượt. Ở Séo Mý Tỷ có nhiều lợi thế để bà con có thể khai thác phát triển du lịch gắn với bảo tồn sinh thái tự nhiên.

Bản Mông ở Séo Mý Tỷ
Khung cảnh yên bình ở Séo Mý Tỷ

Hạng A Dính sinh ra và lớn lên ở bản Séo Mý Tỷ, xã Tả Van, thị xã Sa Pa (Lào Cai) nên quen thuộc từng hòn đá, ngọn cây nơi đây. Không chấp nhận cái nghèo, cái đói, Hạng A Dính xoay đủ cách từ mở tạp hóa, đến làm Homestay để có thêm thu nhập. Làm chủ DC Farmer Home nhưng Hạng A Dính vẫn trồng cấy, chăn nuôi con gà, con lợn phục vụ sinh hoạt hằng ngày và khi du khách có nhu cầu ăn nghỉ tại chỗ, thì sử dụng luôn những sản phẩm... nhà làm ra.

“Làm ruộng mỗi năm chỉ thu khoảng 10 bao thóc nên cũng chẳng đủ ăn. Sau khi tìm hiểu và đi nhiều nơi từ Sơn La, Hà Giang đến Sa Pa, mình nghĩ quê mình có rừng già, có thác Rồng, có hồ nước…tại sao không làm Homestay phục vụ du khách. Từ tiền tích cóp và vay anh em họ hàng được gần 600 triệu đồng, mình sửa chữa nhà cửa để làm du lịch. Hiện nay, dù chưa có đông khách những thời gian tới, khi du lịch phát triển trở lại thì du khách sẽ về đây đông hơn”, hạng A Dính tâm sự.

Vợ chồng Hạng A Dính là người tiên phong mở Homestay làm du lịch ở Séo Mý Tỷ
Vợ chồng Hạng A Dính là người tiên phong mở Homestay làm du lịch ở Séo Mý Tỷ

Ông Hạng A Tráng, Trưởng bản Séo Mý Tỷ cho biết: Ở đây, bà con còn giữ được những nét truyền thống như thêu thùa, dệt vải… Vào những dịp lễ Tết mọi người quây quần với giai điệu dặt dìu của tiếng khèn Mông. Hiện tại, cũng có gần chục hộ dân làm Homestay, ngoài du khách trong nước, thì du khách nước ngoài khi đến với xã Tả Van khám phá cũng thường xuyên lên Séo Mý Tỷ trải nghiệm cuộc sống của bà con địa phương. Du khách rất thích thú khi được trò chuyện với những người dân trong bản, vì không ai hiểu rõ nơi này bằng chính bà con ở đây.

“Ở Séo Mý Tỷ, đồng bào Mông không chặt cây, không đốt nương làm rẫy, giữ rừng, bảo vệ sinh thái tự nhiên để nơi này ngày càng đẹp hơn, để nhiều du khách đến hơn... Hằng năm, bà con đều làm lễ cúng thần rừng để gắn kết cộng đồng dân tộc, gắn con người với thiên nhiên.

 Qua nhiều thế hệ, nhưng lễ cúng thần rừng của người Mông ở Séo Mý Tỷ không mai một, mà lưu truyền từ đời này sang đời khác. Cứ 13/3 âm lịch, cả bản chung nhau mua đồ để thờ cúng thần rừng, cũng như để bà con cùng liên hoan cho một năm mới làm ăn phát tài. Sau nghi lễ, bà con cam kết tuân thủ bản hương ước về bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái bền vững”, ông Tráng cho biết thêm.

Từ khi triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, theo hình thức giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, nhiều hộ gia đình sống trong và xung quanh vùng lõi Vườn quốc gia Hoàng Liên, đã có thêm nguồn thu nhập nâng cao đời sống, tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng... 

Bản Mông ở Séo Mý Tỷ 2
Khung cảnh yên bình ở Séo Mý Tỷ

Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên thì, từ năm 2012 đến nay, Vườn quốc gia Hoàng Liên đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng dân cư vùng lõi, với diện tích giao khoán hằng năm trên 8.000ha, với 21 cộng đồng thôn và 5 hộ gia đình trên 3 xã vùng lõi gồm Tả Van, Hoàng Liên và Bản Hồ và 2 tổ của phường Ô Quý Hồ. 

Việc giao khoán bảo vệ rừng, cũng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả tại gốc với sự tham gia tích cực của tổ bảo vệ rừng các bản. Tổ bảo vệ rừng đã thực sự trở thành “tai mắt”, là “cánh tay nối dài” của lực lượng Kiểm lâm trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng ở cơ sở.

Kinh phí giao khoán qua các năm ngày một tăng, riêng trong năm 2021 đạt trên 5 tỷ đồng. Dưới sự hướng dẫn, giám sát thực hiện của Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên, các cộng đồng đã thống nhất sử dụng khoảng 50 - 60% kinh phí, để chi trả nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, phần còn lại dành cho các hoạt động của tổ bảo vệ rừng thôn, như tuần tra bảo vệ rừng tại gốc, ứng trực phòng cháy, chữa cháy rừng; Đồng thời, đảm bảo các buổi họp thôn tuyên truyền, ăn thề bảo vệ rừng, cúng rừng và mua sắm một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tại cơ sở.

Ở Séo Mý Tỷ chưa bị đô thị hóa, khung cảnh con người vẫn giữ được những nét nguyên sơ. Ở đó, đồng bào Mông sinh sống hòa thuận, gắn kết, chung tay bảo vệ rừng, bởi theo họ giữ được rừng là giữ được nguồn sống…

Với cách làm linh hoạt của các ban, ngành địa phương, cùng sự chung tay của cộng đồng DTTS trong giữ gìn bản sắc, tận dụng lợi thế từ thiên nhiên để phát triển du lịch, phát triển kinh tế rừng, các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, sẽ sớm về đích..

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.