Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người lang thang cơ nhỡ không cô đơn trong mùa dịch

Hiếu Anh - 17:55, 28/09/2021

Thời gian qua, dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân, trong đó người lang thang cơ nhỡ là một trong những đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất. Tại TP. Hà Nội, những đối tượng kém may mắn này luôn nhận được sự quan tâm từ chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, họ không cô đơn trong khó khăn hoạn nạn.

Những người lang thang, cơ nhỡ được đưa về các Trung tâm bảo trợ xã hội và chăm sóc đầy đủ và được tiêm phòng vacxin covid-19
Những người lang thang, cơ nhỡ được đưa về các Trung tâm bảo trợ xã hội, được chăm sóc và tiêm phòng vacxin covid-19

Nơi neo đậu tình người

Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) IV đóng tại thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, huyện miền núi của TP. Hà Nội. Nơi đây là mái nhà chung của gần 300 mảnh đời bất hạnh. Họ là những người tàn tật, những em bé, người già không nơi nương tựa. Trong đó, có nhiều người DTTS vốn sống ở vùng sâu, vùng xa và những người mới được tiếp nhận từ các phố phường Hà Nội.

Những con người yếu thế này vốn gặp nhiều bất hạnh, nay họ lại phải chịu biết bao thiệt thòi trong cơn bão dịch bệnh mang tên Covid-19. Thế nhưng, dù phải căng mình phòng chống dịch bệnh, song chính quyền TP. Hà Nội vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho những người thiếu may mắn. Hàng ngày, các đối tượng yếu thế trên luôn được cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm.

Đặc biệt vào ngày 13/9 vừa qua, sau khi khám sàng lọc, 298 đối tượng đang được chăm sóc và nuôi dưỡng tại Trung tâm có độ tuổi từ 18 trở lên đều đã được tiêm vắc xin Covid-19. Tất cả đều vui mừng, phấn khởi khi thấy được sự quan tâm, chăm sóc tận tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Không chỉ riêng Trung tâm BTXH IV, các trung tâm BTXH khác cũng luôn "mở rộng vòng tay" bảo bọc người lang thang cơ nhỡ. Tiêu biểu như Trung tâm BTXH I (xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm BTXH I cho biết, từ ngày 24/7 đến nay, Trung tâm nhận nuôi hơn 80 người lang thang xin ăn trên đường phố. Họ chủ yếu là người ngoại tỉnh, trong đó có nhiều người đến từ các vùng sâu, vùng xa trên cả nước. 

Những người này khi vào trung tâm đã được test nhanh Covid-19, xét nghiệm ma túy... Do trước đó các đối tượng lang thang tiếp xúc với nhiều người, nên Trung tâm BTXH I sắp xếp, bố trí ở trong khu vực riêng để cách ly 14 ngày, sử dụng dụng cụ ăn uống 1 lần... nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Là một trong những người được đưa về trung tâm, ông Nông Văn T. xúc động chia sẻ: "Trước đây, tôi làm thuê ở khu vực ga Hà Nội, nhưng từ ngày tàu tạm dừng hoạt động thì chuyển sang nhặt vỏ lon và giấy vụn, mỗi ngày được 50 - 70 ngàn đồng. Thu nhập ít, lại phải chi phí ăn uống tốn kém, không còn tiền thuê trọ tôi đành phải ra ngủ hè phố. Rất may sau đó, tôi được Trung tâm BTXH đón về, lo cho ăn uống, phòng dịch".

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Chia sẻ về việc chăm sóc người lang thang cơ nhỡ trên địa bàn Hà Nội, bà Dương Tuyết Nhung, Trưởng phòng BTXH (Sở LĐTB&XH Hà Nội) cho biết, từ đầu tháng 7/2021 đến nay, Hà Nội đã đưa 133 người lang thang, cơ nhỡ  về các trung tâm BTXH để chăm sóc, nuôi dưỡng. Các đối tượng được chuyển đến trung tâm có độ tuổi khác nhau, người nhiều tuổi nhất là 94 tuổi, ít tuổi nhất khoảng 13 tuổi, còn lại là trên 50 tuổi. Nhận thức của họ cũng không giống nhau, trong đó, có nhiều thành phần xã hội phức tạp.

Một cháu bé được đón về Trung tâm Bảo trợ xã hội và được kiểm tra sức khỏe
Một cháu bé được đón về Trung tâm Bảo trợ xã hội và được kiểm tra sức khỏe

Để các đối tượng hợp tác, ban đầu lãnh đạo các Trung tâm yêu cầu, cán bộ Đội Trật tự xã hội lưu động - chuyên làm nhiệm đón và đưa người lang thang, tuyên truyền về quy định chăm sóc, nuôi dưỡng người lang thang trên địa bàn Thành phố. Khi đối tượng được đưa về Trung tâm, các cán bộ lại phổ biến chính sách, quy trình, quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng người lang thang của TP. Hà Nội. Vì thế, đa phần người lang thang, người lao động tự do chấp hành tốt các quy định chính sách. Với số ít lao động tự do bức xúc vì có công việc bên ngoài, còn mối quan hệ cộng đồng xã hội, các cán bộ kiên trì phổ biến, thuyết phục nên họ dần hiểu ra và thực hiện theo các quy định của Trung tâm.

Những người lang thang cơ nhỡ, lao động tự do bị mất việc khi sinh sống ở các Trung tâm, hằng ngày được đo thân nhiệt; hướng dẫn thực hiện phòng, chống Covid-19 như sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, ngồi giãn cách… Sau một thời gian được chăm sóc, ăn uống 3 bữa/ngày bảo đảm dinh dưỡng, nên các đối tượng có tâm lý ổn định và sức khỏe tốt hơn.

Có thể nói, các Trung tâm BTXH đã giúp nhiều người lang thang cơ nhỡ trên địa bàn có một mái nhà ấm cúng trong mùa dịch. Họ đã được bảo đảm an toàn về sức khỏe, được tiêm vắc xin để phòng ngừa, chống chọi với dịch bệnh. Những việc làm ý nghĩa đó, một lần nữa khẳng định nỗ lực của Việt Nam, đó là “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.