Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người làm mới âm nhạc Khmer Nam Bộ

Lương Định - 18:09, 22/02/2023

Là người tâm huyết với âm nhạc truyền thống Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT), nhạc sĩ Sơn Lương - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng và hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng đã dành nhiều thời gian, tâm sức tìm tòi sáng tạo để làm mới âm nhạc Khmer truyền thống. Vì thế mà những sáng tác của ông không chỉ được giới nhạc sĩ trong cộng đồng Khmer Nam Bộ đánh giá cao mà còn được công chúng đón nhận.

Chân dung NSƯT, nhạc sĩ Sơn Lương
Chân dung NSƯT, nhạc sĩ Sơn Lương

Đam mê âm nhạc Khmer truyền thống

NSƯT, nhạc sĩ Sơn Lương còn có bút danh là Chanh Sa Thia, sinh ngày 13/2/1959, tại xã Phú Tân, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng). Là người đam mê âm nhạc, lại biết chơi một số nhạc cụ, nên năm 16 tuổi ông được tuyển vào làm nhạc công Guitare Basse và Mandoline tại Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng. Thời gian làm nhạc công đã giúp ông ngày càng am hiểu sâu sắc hơn, đam mê hơn, yêu thích hơn những tiết tấu, giai điệu của âm nhạc Khmer truyền thống.

Thời gian này ngoài tham gia biểu diễn ông cũng bắt đầu tập sáng tác những ca khúc mang âm hưởng dân ca Khmer Nam Bộ, biên soạn khá nhiều những tuồng tích cũ, cải biên làn điệu Dù kê cho mới mè, phù hợp với khán giả, được đông đảo công chúng yêu thích. Nhận thấy rằng, để có thể gắn bó và đi xa hơn với sự nghiệp sáng tác âm nhạc mà mình đam mê theo đuổi, năm 1978, ông quyết định theo học lớp sáng tác hệ Cao đẳng Sư phạm (Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh).

Sau khi tốt nghiệp, ông được cử làm chuyên gia giảng dạy âm nhạc tại Trường Nghệ thuật Trung ương Campuchia, rồi trở về phụ trách Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng. Với cương vị phụ trách một đoàn nghệ thuật Khmer nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ, ông đã có công xây dựng nhiều chương trình ca múa nhạc đặc sắc để biểu diễn phục vụ công chúng rộng rãi và tham gia các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc đạt chất lượng cao, ghi được dấu ấn với nhiều giải thưởng cho tập thể và cá nhân ông cùng một số nghệ sĩ trong đoàn.

Trong sáng tác, ông viết nhiều thể loại âm nhạc, như ca khúc, nhạc múa, nhạc phim, nhạc cho sân khấu Dù kê… với chất liệu xuyên suốt là âm hưởng nhạc Khmer truyền thống. Trong đó nhiều bài hát gắn với tên tuổi của ông như: “Đua ghe ngo”, “Niềm vui trên đất nước Angkor”, “Phum sóc đón tin vui”, “Cô gái đồng quê”, “Tông Lê Sáp yêu thương”.

Trong những sáng tác của nhạc sĩ Lương Sơn chất liệu xuyên suốt là âm hưởng nhạc Khmer truyền thống
Trong những sáng tác của nhạc sĩ Lương Sơn chất liệu xuyên suốt là âm hưởng nhạc Khmer truyền thống

Luôn tìm tòi sáng tạo

Không chỉ phát huy những giá trị đặc sắc, độc đáo trong kho tàng âm nhạc Khmer truyền thống, mà suốt nhiều năm qua, NSƯT, nhạc sĩ Sơn Lương còn luôn tìm tòi sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm âm nhạc vừa phong phú, đa dạng về đề tài, vừa mới mẻ về tiết tấu, giai điệu, ca từ. Theo ông, trong âm nhạc truyền thống Khmer Nam Bộ có nhiều loại hình khác nhau như: Dàn nhạc ngũ âm, dàn nhạc Mhôry, múa trống Sa dam, hát À day, Chầm riêng chà pây, hát đồng dao, hát ru… Tất cả những loại hình âm nhạc này đều gắn bó với nhịp sống đời thường, sinh hoạt cộng đồng, nhất là các lễ hội và đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer bao đời nay. 

Tuy nhiên, đứng trước dòng chảy của âm nhạc hiện đại, âm nhạc truyền thống Khmer Nam Bộ đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khăn có nguy cơ bị lấn lướt, mai một. Để tồn tại và đứng vững trong hiện tại và tương lai, rất cần các nhạc sĩ vừa nỗ lực tâm huyết bảo tồn, phát huy, vừa phải tìm tòi sáng tạo cách tân làm mới âm nhạc Khmer truyền thống. Ông cho rằng, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer không chỉ đơn thuần mang tính văn hóa mà là nội dung quan trọng hàng đầu trong xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc và góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc.

Với vai trò là người phụ trách Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng, ông luôn trăn trở làm sao để dung hòa, kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại một mặt đáp ứng nhu cầu của người thưởng thức âm nhạc hiện nay, mặt khác duy trì, bảo tồn các loại hình nghệ thuật Khmer truyền thống như Rô băm, Dù kê. 

Đồng thời ông cũng dành nhiều thời gian và tâm huyết để sáng tác âm nhạc với nhiều thể loại, trong đó nổi bật là thể loại ca khúc, với những bài hát được viết bằng hai thứ tiếng Khmer - Việt. Ca khúc của ông về tiết tấu, giai điệu vẫn mang đậm chất dân ca trữ tình Khmer truyền thống, nhưng phần đề tài và ca từ phong phú hơn, hiện đại hơn. Tiêu biểu là những ca khúc: “Xuân về trên đất Sóc thân thương", "Chung một niềm vui", "Tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia"…

Thời gian làm nhạc công đã giúp nhạc sĩ Lương Sơn ngày càng am hiểu sâu sắc hơn, đam mê hơn, yêu thích hơn những tiết tấu, giai điệu của âm nhạc Khmer truyền thống.
Thời gian làm nhạc công đã giúp nhạc sĩ Lương Sơn am hiểu sâu sắc hơn, đam mê hơn, yêu thích hơn những tiết tấu, giai điệu của âm nhạc Khmer truyền thống

Đặc biệt những năm gần đây, đề tài về Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo trong những ca khúc của ông. Nhạc sĩ Sơn Lương  bộc bạch: Tôi luôn ấp ủ những sáng tác âm nhạc về Bác, với mong muốn tri ân đối với những công lao trời biển của Người. Hiện nay, trong giới nhạc sĩ ở miền Tây Nam Bộ nói chung, cộng đồng người Khmer Nam Bộ nói riêng ông là một trong những nhạc sĩ đã sáng tác nhiều nhất bài hát viết về Bác Hồ. 

Những ca khúc của ông đều được viết bằng hai thứ tiếng Khmer - Việt thể hiện tình yêu, sự biết ơn sâu sắc của đồng bào Khmer với Bác Hồ kính yêu như: "Phum sóc nhớ Bác", "Lời ru nhớ Bác", "Nhớ ơn Bác", "Lời Bác vang mãi trong tim"... Thông qua những ca khúc này, không chỉ thể hiện tình yêu và sự tôn kính của nhạc sĩ đối với Bác Hồ kính yêu, mà còn là thông điệp nhắn gửi, cổ vũ, động viên mọi người trong cộng đồng Khmer Nam Bộ luôn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Không chỉ sáng tác âm nhạc, trong hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật của mình, ông còn có rất nhiều công trình nghiên cứu văn hóa Khmer Nam Bộ rất có giá trị. Ông từng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về hoạt động nghệ thuật và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa dân tộc.

                                                       

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.