Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người đưa hương chè vươn xa ra thế giới

Thúy Hồng - 12:00, 04/09/2020

Nhiều năm qua, anh Liễu Ngọc Nam, dân tộc Dao, ở xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái), Giám đốc Công ty TNHH chè Thanh Tâm đã nỗ lực xây dựng thành công và đưa thương hiệu chè Thanh Tâm vươn xa ra thế giới, tạo việc làm ổn định và mang lại thu nhập cao cho bà con các xã vùng cao huyện Văn Chấn.

Giám đốc Liễu Ngọc Nam kiểm tra sản phẩm chè tại xưởng sản xuất của Công ty.
Giám đốc Liễu Ngọc Nam kiểm tra sản phẩm chè tại xưởng sản xuất của Công ty.

Sinh năm 1976, bố mẹ đều là người dân tộc Dao ở xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, nhưng Liễu Ngọc Nam lại bén duyên với cây chè ở Văn Chấn. Anh Nam kể, tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ra trường anh đã từng làm việc ở nhiều công ty, doanh nghiệp, trong đó có môt số doanh nghiệp chè.

Từ kinh nghiệm có được khi làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, Liễu Ngọc Nam nhận thấy, ở địa bàn nhiều xã của huyện Văn Chấn, người dân trồng chè vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu chế biến sản phẩm thô, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Chính vì vậy, chàng kỹ sư nông nghiệp đã từ bỏ công việc ổn định, đứng ra thành lập doanh nghiệp riêng cho mình, bắt đầu xây dựng thương hiệu chè Thanh Tâm.

Nhớ lại những ngày đầu, bắt tay thành lập Công ty TNHH chè Thanh Tâm, Giám đốc Liễu Ngọc Nam chia sẻ: “Khoảng năm 2008 - 2009 là thời điểm khó khăn nhất đối với tôi. Khi đó, mới xây dựng doanh nghiệp, chưa tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng nên tôi chủ yếu vay mượn tiền của bạn bè, người thân để đầu tư, cải tiến trang thiết bị máy móc để sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm chè. Mặc dù sản phẩm chè lúc đó chưa có đầu ra ổn định, nhưng tôi vẫn vay mượn tiền để sản xuất cầm cự”.

Sau khi Công ty đi vào hoạt động từ năm 2008, đến nay, anh Liễu Ngọc Nam đã bước đầu xây dựng thành công thương hiệu “Chè Thanh Tâm” với nhiều loại sản phẩm phong phú, chủ lực là trà đen thành phẩm từ búp, được xuất khẩu sang thị trường một số nước Trung Đông như, Pakitan, Afghanistan, Nga, Trung Quốc...

Trong quá trình sản xuất, luôn xác định, phải đi sâu vào chất lượng, mới có thể giữ vững được thị trường nên Giám đốc Liễu Ngọc Nam luôn vận động Nhân dân, người làm chè tuân thủ những tiêu chuẩn sản xuất khắt khe.

Hiện nay, Công ty chè Thanh Tâm có quy mô khá hiện đại, với công suất đạt sản lượng sản phẩm trên 1.000 tấn chè thành phẩm/năm. Ngoài ra, Công ty cũng tạo việc làm ổn định cho 20 - 30 công nhân là người DTTS với mức thu nhập bình quân 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Đặc biệt, Công ty còn thành lập quỹ hỗ trợ gia đình các công nhân có hoàn cảnh khó khăn để tăng gia sản xuất như, cho vay nuôi bò sinh sản, cho vay nuôi lợn sinh sản, nuôi cá…; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, hỗ trợ cơ sở vật chất trường, lớp học cho con em DTTS có điều kiện học tập…

Ông Hoàng Ngọc Út, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Tâm cho biết, doanh nghiệp của anh Nam không chỉ tạo việc làm ổn định cho bà con trên địa bàn, mà còn giúp bà con thu mua sản phẩm, góp phần giữ ổn định vùng nguyên liệu chè trên địa bàn, tạo điều kiện cho người làm chè tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu, có thu nhập ổn định từ cây chè, tạo dựng được thương hiệu cho vùng chè ở địa phương.

Bằng những nỗ lực của bản thân đóng góp phát triển kinh tế cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, anh Liễu Ngọc Nam đã được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái. Anh là đại biểu tiêu biểu được tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 sắp tới.

Doanh nghiệp của anh Nam không chỉ tạo việc làm ổn định cho bà con trên địa bàn, mà còn giúp bà con thu mua sản phẩm, góp phần giữ ổn định vùng nguyên liệu chè trên địa bàn, tạo điều kiện cho người làm chè tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu, có thu nhập ổn định từ cây chè, tạo dựng được thương hiệu cho vùng chè ở địa phương”.

Ông Hoàng Ngọc Út, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Tâm.


Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.