Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân vùng cao thu nhập ổn định từ trồng chuối rừng lấy lá

Đình Tuân - 20:17, 12/10/2021

Mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất đồi trồng lúa, ngô, năng suất thấp sang trồng chuối rừng lấy lá, nhiều hộ đồng bào dân tộc Thái ở xã Lưu Kiền, huyện rẻo cao Tương Dương (Nghệ An) có thu nhập khá từ bán lá chuối. Vào dịp cao điểm, một số hộ thu về gần 1 triệu đồng mỗi ngày từ bán lá chuối để cung cấp cho các cơ sở gói nem, giò, bánh các loại.

Đồi chuối lấy lá của gia đình bà Vi Thị Mai ở bản Khe Kiền rộng khoảng 3,5ha
Đồi chuối lấy lá của gia đình bà Vi Thị Mai ở bản Khe Kiền rộng khoảng 3,5ha

Bà Vi Thị Mai, bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền cho biết, trước đây gia đình bà chủ yếu trồng ngô và lúa nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2017, xem trên tivi thấy một số người dân ở Thanh Hóa trồng chuối lấy lá bán cho người ta gói bánh, mang lại thu nhập cao. Từ đó, gia đình bà Mai đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng ngô, lúa sang trồng chuối rừng (chuối hột) lấy lá. Bước đầu, gia đình trồng thử nghiệm 2.000 gốc, chỉ sau 1 năm trồng và chăm sóc, chuối đã cho thu hoạch lá. Hiện nay, khoảng 3,5ha đất đồi của gia đình đều được phủ xanh bằng chuối.

Bà Mai chia sẻ, chuối lấy lá dễ trồng, không mất nhiều thời gian chăm sóc, sinh trưởng và phát triển nhanh. Đặc biệt, giống chuối này lá có độ dai nên được các thương lái rất ưa thích. Thời điểm này, thương lái đến tận vườn mua lá với giá bán giao động từ 4.000 -5.000 đồng/kg, thời điểm cận Tết thì giá bán cao lên gấp đôi. Mỗi ngày, 2 người có thể rọc được khoảng 150 kg lá chuối. Thu nhập từ bán lá chuối của gia đình bà Mai đạt trung bình từ 10-12 triệu đồng/tháng.

Bà Mai thu hái lá chuối để cung cấp cho thương lái
Bà Mai thu hái lá chuối để cung cấp cho thương lái

Ngoài bán lá chuối, gia đình bà Mai còn cung cấp cả giống chuối và thân cây chuối cho các gia đình nuôi gia súc, gia cầm. Bà cũng tận dụng thân cây chuối và lá chuối già để nuôi cá (2 ao) và nuôi 20 con dê, mỗi năm, cho thu nhập bình quân 50 triệu đồng.

Ở bản Khe Kiền, ngoài gia đình bà Vi Thị Mai còn có gia đình chị Mạc Thị Tiện cũng có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng chuối lấy lá. Chỉ với diện tích chưa đầy 1ha, mỗi tháng gia đình chị Tiện có thu nhập không dưới 7 triệu đồng từ việc bán lá chuối.

Chị Tiện cho hay: “Trồng chuối lấy lá dễ bán, lại có thu nhập hàng ngày, ngày nào đi lấy lá thì ngày đó có tiền. Còn trồng ngô, bí và một số loại cây trồng khác vừa vất vả nhưng thu nhập lại không cao. Gia đình tôi hiện có khoảng gần 1ha trồng chuối lấy lá, thời gian tới, tôi đã có dự định mở rộng diện tích”.

Cây chuối được người dân tận dụng triệt để: Lá bánh tẻ để bán cho thương lái, lá già để làm thức cho cá ăn, thân chuối làm thức ăn cho dê, trâu bò...
Cây chuối được người dân tận dụng triệt để: Lá bánh tẻ để bán cho thương lái, lá già để làm thức cho cá, thân chuối làm thức ăn cho dê, trâu bò...

Theo số liệu từ UBND xã Lưu Kiền cung cấp thì đến thời điểm hiện tại, toàn xã Lưu Kiền đã có 94 hộ trồng chuối lấy lá với tổng diện tích khoảng hơn 24 ha, trong vài năm tới, diện tích này có thể cao hơn.

Bà Lương Thị Hồng, cán bộ nông nghiệp xã Lưu Kiền cho biết, trồng chuối lấy lá không tốn công chăm sóc, chi phí trồng thấp. Chuối lấy lá rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa bàn miền núi nên chỉ trồng sau khoảng 5 tháng là có thể thu hoạch lá. Qua đánh giá thì trồng chuối lấy lá bước đầu giúp người dân có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, người dân cũng không nên trồng ồ ạt dẫn đến nguồn cung lớn hơn cầu, lúc đó lá chuối sẽ bị rớt giá, đầu ra sẽ gặp khó khăn.

Người dân địa phương khác đến tham quan, học tập mô hình trồng chuối lấy lá ở xã Lưu Kiền
Người dân địa phương khác đến tham quan, học tập mô hình trồng chuối lấy lá ở xã Lưu Kiền
Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.