Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

“Vỡ mộng” chuối Nam Mỹ xuất khẩu

PV - 11:02, 28/05/2018

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ năm 2016, người dân huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk đã tiến hành trồng chuối Nam Mỹ xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, chuối trồng ra không bán được, người dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, trắng tay.

Chuối xuất khẩu cho bò ăn

Sau khi tổ chức các buổi tập huấn,hội thảo giới thiệu mô hình, cách trồng và chăm sóc cây chuối Nam Mỹ cho bà con nông dân. Cuối năm 2016, đề án trồng chuối Nam Mỹ tại huyện Buôn Đôn chính thức được triển khai trồng 30ha chuối trên địa bàn các xã Krông Na, Ea Huar và Ea Wer.

Người trồng chuối được UBND huyện Buôn Đôn hỗ trợ 50% chi phí mua cây giống, hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ cán bộ nông nghiệp. Phía Công ty cổ phần đầu tư Chuối Việt là đơn vị thu mua và nhận bao tiêu sản phẩm cho người dân trong thời hạn là 5 năm, với giá 5.000 đồng/kg chuối loại I và 3.000 đồng/1kg chuối loại II.

Ông Nguyễn Trung Thành (buôn Ea Mar, xã Krông Na) cũng như nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Buôn Đôn đã “nuôi mộng” làm giàu từ cây chuối Nam Mỹ. Cuối năm 2016, ông Thành chuyển đổi 1ha đất trồng rau màu của gia đình sang trồng 3.000 gốc chuối Nam Mỹ trên diện tích 1ha, với số vốn đầu tư ban đầu là 150 triệu đồng.

Ông Thành chịu lỗ hơn 100 triệu đồng khi tham gia chương trình trồng chuối. Ông Thành chịu lỗ hơn 100 triệu đồng khi tham gia chương trình trồng chuối.

 

Từ lúc xuống giống đến khi chuối cho thu hoạch, ông Thành đều tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật từ khâu tưới nước, bón phân, bọc chuối dưới sự hướng dẫn, giám sát từ cán bộ chuyển giao kỹ thuật của công ty. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch, công ty cho biết toàn bộ chuối của gia đình ông không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu mà chỉ có thể tiêu thụ tại thị trường nội địa và thu mua với giá chuối loại II. Và trên thực tế, công ty lại thu mua với nhiều mức giá khác nhau từ 1.700-3.000 đồng/kg và cũng chỉ thu mua được khoảng hơn chục tấn chuối, số còn lại ông Thành đành ngậm ngùi mang cho bò ăn, khiến ông thua lỗ hơn 100 triệu đồng ngay trong mùa đầu tiên.

Bên cạnh đó, vườn chuối cũng thường xuyên bị một số bệnh như, thán thư, vàng lá, nấm. Ông Thành đã tốn rất nhiều thời gian, công sức để chữa trị nhưng vẫn không khỏi nên chỉ sau một năm trồng chuối, ông đã quyết định chặt bỏ toàn bộ diện tích chuối để chuyển sang trồng cây ăn quả, dù hợp đồng ký kết với công ty là 5 năm.

Được biết không chỉ vườn chuối của gia đình ông Thành bị bệnh mà phần lớn các hộ trồng chuối đều bị khiến người dân không khỏi nghi ngờ về chất lượng giống.

Ông Nguyễn Đức Buông xót xa bên vườn chuối của mình. Ông Nguyễn Đức Buông xót xa bên vườn chuối của mình.

 

Được xem là vườn chuối đạt năng suất nhất trong thôn, vụ thu hoạch đầu tiên, gia đình ông Nguyễn Đức Buông (buôn Ea Mar, xã Krông Na) thu hơn 50 tấn chuối trên diện tích 1,5ha, nhưng vì chuối cũng không đủ điều kiện để xuất khẩu, chuối chỉ bán được với giá thấp nên chỉ đủ bù chi phí đầu tư đã bỏ ra trước đó. Ông Buông cho hay: “Theo như yêu cầu từ phía công ty thì, chuối sau khi thu hoạch phải tươi, có màu xanh lá đặc trưng, không dập nát, hư thối, không bị chín quá độ tuổi quy định, không bị thâm, đốm. Tuy nhiên thực tế, chuối của hộ nào cũng đều có vết đốm cả nên không thể xuất khẩu.

Chưa lường hết khó khăn

Bà Trần Thị Thủy, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Buôn Đôn thừa nhận: Đề án trồng chuối Nam Mỹ theo hướng xuất khẩu đã thất bại. Bởi lẽ đến nay, chuối đã bước vào vụ thu hoạch thứ hai, nhưng vẫn chưa có đợt chuối nào được xuất bán theo hình thức xuất khẩu.

Lý giải về sự thất bại này, bà Thủy cho rằng, ban đầu, cơ quan chuyên môn cho rằng, khí hậu và thổ nhưỡng ở Buôn Đôn tương đối phù hợp để cây chuối Nam Mỹ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, người trồng chuối lại gặp vô vàn khó khăn. Một số vùng có địa hình, đất đai không phù hợp; phía đơn vị thu mua không thực hiện đúng cam kết đã ký gây tổn thất, thua lỗ cho người trồng…

Hiện có khoảng 5ha chuối bị người dân bỏ, không chăm sóc tập trung chủ yếu ở xã Ea Huar và Krông Na. Đây là những diện tích chuối được trồng tại nơi có địa hình trũng, thấp kết hợp với điều kiện đất đai mưa thì ngập úng, nắng thì khô hạn nên chuối dễ bị mắc bệnh.

Thiết nghĩ, đây là một bài học cho các địa phương khác trong việc nghiên cứu, lựa chọn kỹ lưỡng áp dụng mô hình cây trồng phù hợp. Cần phải lường trước hết khó khăn tránh thiệt hại cho người dân khi nhân rộng mô hình.

MINH TÂM

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.