Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người dân miền núi Thanh Hóa: Chủ động học nghề để thêm cơ hội việc làm

Quỳnh Trâm - 11:04, 03/11/2020

Trong giai đoạn 2011 - 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đào tạo nghề cho 120.000 lao động, trong đó phần lớn là lao động nông thôn, miền núi, người DTTS, hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, giải quyết việc làm mới cho 153.802 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các huyện miền núi năm 2019 lên 48,6%, dự kiến năm 2020 đạt 53%.

Nghề dệt thổ cẩm ở miền núi luôn thu hút được đông đảo học viên tham gia
Nghề dệt thổ cẩm ở miền núi luôn thu hút được đông đảo học viên tham gia

Huyện Ngọc Lặc là địa phương có tỷ lệ người DTTS chiếm trên 60%, trong đó chủ yếu người Thái, Mường. Ông Lê Văn Dũng, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Ngọc Lặc cho biết, đào tạo nghề cho người lao động là một trong những giải pháp giảm nghèo mà huyện chú trọng. Huyện phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức, một số trung tâm dạy nghề và các công ty may đóng trên địa bàn mở các lớp đào tạo nghề cho người dân.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, tuyển dụng trực tiếp tại các xã, thị trấn. Trung bình mỗi năm, huyện tạo việc làm mới cho trên 2.100 lao động địa phương. Những lao động này sau đó được tuyển dụng làm việc cho các công ty đóng trên địa bàn huyện, thậm chí ngoài tỉnh và đi xuất khẩu lao động... Tỷ lệ nghèo của huyện nhờ đó giảm hàng năm, nay chỉ còn 4,13%.

Tại huyện Bá Thước, từ năm 2015 đến nay, huyện đã tổ chức trên 12 lớp dạy nghề nông nghiệp với 393 học viên tham gia. Ngoài ra, Huyện còn phối hợp, liên kết với các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo các lớp công nghệ ô tô, may thời trang, công nghệ thông tin.

Ông Lê Phú Hiền, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Bá Thước cho biết: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đều tăng qua các năm. Riêng năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 50%. 9 tháng năm 2020, toàn huyện giải quyết việc làm cho 1.457/2.000 lao động (đạt 72,85% kế hoạch năm), trong đó xuất khẩu lao động 56/250 người (đạt 22,4% kế hoạch năm, trong đó XKLĐ sang thị trường Hàn Quốc là 11 lao động, còn lại lao động xuất khẩu sang thị trường nước khác.

“Năm nay, số người lao động xuất khẩu chỉ đạt 56/250 người, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, gây tâm lý hoang mang của người lao động về việc đi làm việc ở nước ngoài. Một số thị trường có mức lương cao như Hàn Quốc, Nhật Bản... đòi hỏi tay nghề, độ tuổi và trình độ ngoại ngữ nên người lao động khó vượt qua được các kỳ thi và sơ tuyển”, ông Hiền nói.

Điều phấn khởi là, qua học nghề, người lao động nắm bắt được những kiến thức mới áp dụng vào sản xuất, từ đó chủ động tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập. Anh Hà Văn Dậu, ở xã Thành Sơn là một điển hình từ hiệu quả của đào tạo nghề. 

Năm 2018, anh Dậu đăng ký học lớp chế biến món ăn của huyện tổ chức. Nhờ được đào tạo, có tay nghề nên anh được một nhà hàng lớn mời về làm đầu bếp, với mức lương khởi điểm hơn 6 triệu đồng/tháng. Đây là nguồn thu nhập ổn định, giúp gia đình anh Dậu thoát nghèo. 

Tương tự, huyện Cẩm Thủy cũng là nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Ông Nguyễn Hải Sâm, Trưởng Phòng LĐTB&XH huyện Cẩm Thủy cho biết: Từ năm 2015 đến nay, huyện đã tạo việc làm mới cho gần 10.000 lao động, trong đó có 2.000 người đi xuất khẩu lao động, còn lại đang làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, may mặc… 

Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, nhận thức của người dân về học nghề để có việc làm đã được nâng lên. Ngày càng có nhiều người chủ động xin đi học nghề để tìm kiếm cơ hội việc làm ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thay vì chỉ dựa vào nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.