Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người có uy tín Phú Thọ: Chung sức xây dựng quê hương

Minh Thu - 08:49, 10/11/2024

Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 645 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Phú Thọ đã phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực và trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ có bước phát triển nhờ sự đóng góp quan trọng của những Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Ảnh minh họa
Đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ có bước phát triển nhờ sự đóng góp quan trọng của những Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Ảnh minh họa

Phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực

Là Người có uy tín trẻ tuổi, bà Hà Thị Thủy (SN1989), dân tộc Mường, ở khu Sặt, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập luôn gương mẫu, thể hiện rõ vai trò là “cầu nối” truyền tải tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân tới cấp ủy đảng, chính quyền. Đồng thời, tích cực tham gia đóng góp ý kiến thiết thực vào các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương; tuyên truyền, vận động bà con trong khu chung tay, góp sức thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Có dịp về xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, nhắc đến Người có uy tín Đinh Văn Lại, ở xóm Gò Tre, người dân đều bày tỏ sự nể phục, kính trọng. Bởi ông Lại không chỉ là tấm gương trong việc vận động mọi người tham gia phát triển kinh tế, mà ông còn tích cực vận động Nhân dân trong xóm hiến đất, đóng góp tiền, ngày công làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, góp phần quan trọng trong việc đưa xã Cự Thắng về đích nông thôn mới.

Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Phú Thọ đã quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ và kịp thời triển khai, thực hiện đầy đủ các chính sách để động viên, chăm lo cho Người có uy tín. Từ đó, phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt, “cầu nối” quan trọng của Người có uy tín trên các mặt công tác, góp phần xây dựng Phú Thọ ngày càng giàu đẹp”.

Ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ

Với mong muốn gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, ông Thắng đã vận động người dân trong xóm dạy và học tiếng Mường. Ông thành lập Câu lạc bộ (CLB) văn hoá dân tộc Mường xóm Gò Tre, xây dựng và duy trì đội cồng chiêng và nghệ thuật trình diễn dân gian của dân tộc cho lớp trẻ. Hiện, CLB là nòng cốt duy trì văn hoá dân tộc Mường của xã Cự Thắng và huyện Thanh Sơn.

Đối với đồng bào Dao ở bản Cỏi, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Người có uy tín Đặng Thế Toàn là niềm tự hào của người dân trong bản. Không chỉ vận động Nhân dân phát triển kinh tế, ông Toàn đã cùng Chi bộ bản Cỏi vận động bà con giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao, góp phần quan trọng trong việc đưa bản Cỏi từ một khu dân cư heo hút, nằm sâu trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn trở thành địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Ông Toàn cũng là một trong những người đóng góp công lớn trong việc truyền dạy lại cho lớp trẻ những nghi lễ văn hoá của người Dao tiền để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện, ông còn lưu giữ hầu như toàn bộ nghi lễ truyền thống Lễ cấp sắc của người Dao bằng cả tiếng Việt và chữ Nôm Dao.

Quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ Người có uy tín

Trong vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Thọ hiện còn rất nhiều tấm gương Người có uy tín mẫu mực, có sức ảnh hưởng lớn trong đồng bào DTTS, như bà Phùng Thị Kít ở khu Đầm Mười, xã Tân Minh, huyện Thanh Sơn; ông Đinh Văn Lúa ở khu Nai, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập; ông Đinh Bình Nhượng ở khu Đồng, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn... đã đóng góp tích cực trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống... Họ chính là những nhân tố quan trọng góp phần vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong vùng đồng bào DTTS.

Ông Đặng Thế Toàn (thứ 3 từ phải sang) luôn mong muốn truyền dạy lại cho lớp trẻ những nghi lễ văn hoá của người Dao tiền để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Ông Đặng Thế Toàn (thứ 3 từ phải sang) luôn mong muốn truyền dạy lại cho lớp trẻ những nghi lễ văn hoá của người Dao tiền để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Quan tâm chăm lo đến Người có uy tín là quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo Ban Dân tộc Phú Thọ qua các thời kỳ. Trong công cuộc tuyên truyền, vận động, khơi dậy sức dân, phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác Người có uy tín vùng đồng bào DTTS; coi đây là một giải pháp quan trọng để hoàn thành các nhiệm vụ ở cơ sở.

Như chia sẻ của ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ: Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tỉnh Phú Thọ đã quan tâm xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ và kịp thời triển khai, thực hiện đầy đủ các chính sách để động viên, chăm lo cho Người có uy tín. Từ đó, phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt, “cầu nối” quan trọng của Người có uy tín trên các mặt công tác, góp phần xây dựng Phú Thọ ngày càng giàu đẹp.

“Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ triển khai có hiệu quả chính sách đối với Người có uy tín. Từ đó, tạo động lực để Người có uy tín tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò ở cơ sở, thực sự trở thành những hạt nhân đoàn kết trong đồng bào DTTS đối với việc thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, mà trọng tâm là thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, ông Cầm Hà Chung khẳng định.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.