Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngư dân Nghệ An đón mùa “lộc biển”

Minh Thứ - 15:25, 18/03/2020

Đối với ngư dân, con ruốc biển (con tép moi, tép biển) được ví như “lộc biển”. Ở tỉnh Nghệ An, vào tháng 2 - 3 dương lịch, ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển lại nhộn nhịp đón mùa “lộc biển”.

Sau khi thuyền cập bến con ruốc được các thương lái thu mua hết
Sau khi thuyền cập bến con ruốc được các thương lái thu mua hết

Hơn 6h sáng, chiếc tàu có công suất nhỏ 40CV của ngư dân Lê Văn Sáu, ở xóm Tây Lộc, xã Diễn Ngọc (huyện Diễn Châu) cập bến. Ra khơi từ 19 giờ tối hôm trước, sáng nay thuyền ông quay về với 5 tạ ruốc. Với giá bán 10 nghìn đồng/kg, ông thu được 5 triệu đồng.

Ông Sáu chia sẻ, đánh bắt con ruốc biển không cần đi xa, không cần thuyền công suất lớn và chỉ cần 2 lao động trên tàu thôi nên tiết kiệm được nhiều chi phí, thu nhập cũng khá. Chỉ cần trúng đậm mùa ruốc biển thì đủ chi phí trang trải chi tiêu cho gia đình được gần 1 năm rồi.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc, trên địa bàn xã có hơn 5.000 lao động đi biển, với hơn 1.500 thuyền các loại; riêng thuyền đánh bắt các loại thủy hải sản gần bờ như ruốc, cá cơm, cá lẹp lên đến hàng trăm thuyền đánh, riêng sản lượng ruốc đánh bắt hàng năm cũng đạt hơn 17.000 tấn, đem về thu nhập hàng chục tỷ đồng; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 0,73%, bình quân thu nhập đầu người hơn 38 triệu đồng/người/năm

“Với riêng con ruốc biển, với giá tiêu thụ 8 - 10 nghìn đồng/kg thì giá trị thu nhập nhiều hộ dân đạt hơn 100 triệu đồng/vụ ruốc. Với nguồn thu này đã thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống”, ông Dũng nói. 

Rời xã biển Diễn Ngọc, chúng tôi đến vùng bãi ngang xã Tiến Thụy (huyện Quỳnh Lưu). Theo ông Nguyễn Văn Ước, Chủ tịch UBND xã Tiến Thụy, toàn xã hiện có hơn 300 tàu cá, thì trong đó khoảng hơn 50 tàu công suất dưới 30CV chuyên khai thác ruốc, ghẹ, tôm tít... Hiện nay, đang vào mùa ruốc nên mỗi ngày bà con đánh bắt về hàng tấn ruốc. 

“Con ruốc thực sự là con cứu cánh cho những ngư dân nghèo không có tiền để đóng những con tàu có công suất lớn để đánh bắt xa bờ. Với sản lượng và giá thu mua như hiện nay, nhiều hộ ngư dân đã giải quyết được nhiều khó khăn trong việc giảm nghèo ở địa phương”, ông Ước nói. 

Chia tay ngư dân vùng bãi ngang, còn đó câu nói của Chủ tịch UBND xã Tiến Thụy Nguyễn Văn Ước “Nếu năm nào biển cũng ban cho bà con ngư dân “lộc biển” thì chẳng lâu, đời sống dân vùng bãi ngang này sẽ theo kịp, thậm chí vượt xa so với những vùng miền khác...”.

Con ruốc thực sự là con cứu cánh cho những ngư dân nghèo. Với sản lượng và giá thu mua như hiện nay, nhiều hộ ngư dân đã giải quyết được nhiều khó khăn trong việc giảm nghèo ở địa phương”.

Ông Nguyễn Văn Ước

Chủ tịch UBND xã Tiến Thụy.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.