Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngư dân Gio Linh vươn khơi, bám biển

PV - 10:29, 03/05/2019

Bất chấp sóng gió và nhiều hiểm nguy rình rập, ngư dân huyện Gio Linh (Quảng Trị) vẫn ngày đêm vươn khơi bám biển đánh bắt thủy hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Những ngày này, cảng biển Cửa Việt luôn tấp nập những con tàu nặng đầy khoang cá ra vào trao đổi hàng hóa. Đối với ngư dân khu phố 5 Cửa Việt, họ luôn tâm niệm rằng: Biển là nguồn sống, biển đem lại cuộc sống ấm no cho ngư dân. Vì thế, bên cạnh việc đánh bắt thủy hải sản, ngư dân còn khẳng định là cột mốc sống giữ biển ở nơi sóng gió trùng khơi.

Trở về sau chuyến đi biển dài ngày, ngư dân Bùi Đình Chiến, chủ tàu cá QT 98888TS ở khu phố 5 cho biết: Cứ mỗi lần cho thuyền ra khơi, ngoài mong muốn đánh được nhiều tôm cá, thì trong mỗi ngư dân luôn có suy nghĩ phải vững vàng trước mối đe dọa của những con tàu lạ. Với cách ra khơi có tổ chức đi theo tổ tự quản nên các tàu luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau khi gặp nguy hiểm.

Tấp nập cảng cá Cửa Việt. Tấp nập cảng cá Cửa Việt.

Anh Chiến cũng cho biết: Tổ tự quản của khu phố 5 Cửa Việt có khoảng 40 chiếc tàu lớn nhỏ, không ai bảo ai nhưng trong tâm trí của mỗi ngư dân đều chung một quan điểm: không chỉ đơn thuần là việc ra khơi đánh cá mà mỗi người còn có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Các ngư dân thường xuyên giữ liên lạc với Bộ đội biên phòng, cảnh sát Biển, lực lượng kiểm ngư để kịp thời thông tin những nguy cơ trên biển…

Ngư dân Hồ Văn Hoàn ở xã Trung Giang, huyện Gio Linh cho biết: Từ khi Nhà nước có chính sách cho vay và hỗ trợ đóng tàu vỏ thép công suất lớn, 3 anh em trong nhà đã đăng ký đóng 3 tàu có công suất 829 CV. Với tàu có công suất này, gia đình có thể vươn ra ngư trường xa.

“Cha ông chúng tôi đã bám biển sinh sống, tạo dựng nghề nghiệp. Biển cũng đã cho gia đình tôi và hàng vạn bà con ngư dân khác có được cuộc sống hôm nay. Vì thế, chúng tôi ra biển không chỉ để làm ăn, làm giàu cho mình mà còn là trách nhiệm, là chuyện kế nghiệp cha ông. Phải giữ biển cho đời con, đời cháu mình nữa và phải có trách nhiệm giữ gìn biển đảo của Tổ quốc thân yêu”, anh Hồ Văn Hoàn tâm sự.

Niềm vui của ngư dân sau chuyến ra khơi. Niềm vui của ngư dân sau chuyến ra khơi.

Được biết, Gio Linh là địa phương có nghề khai thác thủy sản phát triển mạnh nhất tỉnh Quảng Trị. Từ khi chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho vay đóng tàu vỏ thép, nhiều ngư dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư đóng tàu. Hiện nay, tổng số tàu thuyền 886 chiếc, tổng công suất 78.914CV, trong đó có 171 tàu xa bờ. Trong số 17 tàu vỏ thép được đóng mới theo chính sách hỗ trợ của Nghị định 67/NĐ-CP, nay là Nghị định 17/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản thì đa phần số tàu này đều tập trung ở huyện Gio Linh.

Ông Trần Văn Quảng, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết: Đánh bắt thủy hải sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Với đội tàu hùng hậu cùng kinh nghiệm ngư trường của ngư dân, hằng năm giá trị từ việc đánh bắt thủy hải sản lên đến hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh phát triển kinh tế, mỗi con thuyền, mỗi ngư dân còn góp phần bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hiện nay, huyện cũng đã giao cho các cơ quan chức năng rà soát nghiên cứu linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho ngư dân tiếp cận các nguồn vốn vay dễ dàng để có điều kiện đóng mới tàu có công suất lớn, vươn ra ngư trường đánh bắt thủy hải sản; củng cố và xây dựng ngành hậu cần nghề cá giúp ngư dân tăng giá trị đánh bắt, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương...

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.