Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Ngư dân điêu đứng vì giá cá nục, cá hố giảm mạnh

PV - 15:17, 19/06/2019

Cả ngư dân và chủ cơ sở cá hấp sấy khô xuất khẩu ở huyện Giao Linh, tỉnh Quảng Trị đang điêu đứng vì cá nục, cá hố tươi đánh bắt về có giá quá thấp, còn sản phẩm cá khô xuất khẩu thì không bán được.

Ngư dân điêu đứng vì giá cá nục giảm mạnh. Ngư dân điêu đứng vì giá cá nục giảm mạnh.

Cả ngư dân và chủ cơ sở cá hấp sấy khô xuất khẩu ở huyện Giao Linh, tỉnh Quảng Trị đang điêu đứng vì cá nục, cá hố tươi đánh bắt về có giá quá thấp, còn sản phẩm cá khô xuất khẩu thì không bán được.

Anh Lê Văn Quý, chủ một tàu cá đánh bắt xa bờ ở khu phố 5, thị trấn Cửa Việt cho biết, thời gian gần đây, anh đánh bắt được nhiều mẻ cá nục lớn nhưng vẫn không có lãi, do giá bán ra rất thấp, chỉ 10 ngàn đồng/kg, có lúc chỉ 8 ngàn đồng/kg, cộng thêm chi phí dầu, tiền công lao động lên đến 30 triệu đồng mỗi chuyến thì anh coi như bị lỗ vốn.

Theo ông Trần Đình Cảm, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt cho biết, đội tàu đánh bắt xa bờ của thị trấn có 165 chiếc, mỗi chiếc có công suất trên 90CV đến 800 CV đang đánh cá nục, cá hố… của vụ cá Nam. Vụ cá Nam năm 2018 đội tàu này khai thác được hơn 10 ngàn tấn cá nục tươi, bán với giá 20 ngàn đồng/kg. Năm nay, bà con ngư dân và các chủ cơ sở chế biến rất khó khăn vì giá bán cá tươi quá thấp, chỉ còn từ 9 đến 10 ngàn đồng/kg; sản phẩm xuất khẩu thì bán không ai mua.

Ông Phan Văn Nghi, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết, trên địa bàn huyện Gio Linh, ngư dân tập trung nhiều nhất ở thị trấn Cửa Việt và xã Gio Việt, nơi chiếm hơn 60% sản lượng đánh bắt toàn tỉnh Quảng Trị. Hiện nay, dân đang vào vụ khai thác cá Nam. Tuy nhiên, qua báo cáo từ cơ sở, năm nay ngư dân và các xưởng chế biến cá xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do giá cá nục, cá hô giảm giá mạnh.

Nguyên nhân do từ trước đến nay hàng xuất khẩu cá của Quảng Trị qua Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Nay nước bạn thắt chặt chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc truy xuất sản phẩm thì hàng hóa chưa đáp ứng kịp đòi hỏi của thị trường Trung Quốc.

Trước tình hình này huyện đã đề nghị các sở, ban ngành kịp thời hướng dẫn bà con ngư dân khắc phục khó khăn để hướng đến khai thác thủy sản bền vững, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc, chú trọng nâng cao giá trị sản phẩm cho ngư dân.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!