Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghĩa Lộ (Yên Bái): Gìn giữ và phát triển các lễ thực hành Then của người Thái

PV - 14:05, 09/02/2023

Then - một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Thái ở Nghĩa Lộ. Hiện nay, thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều cách làm hay để gìn giữ và phát triển các lễ thực hành Then của người Thái Mường Lò.

Lễ thực hành then của người Thái Mường Lò
Lễ thực hành then của người Thái Mường Lò

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc, xã Sơn A - thị xã Nghĩa Lộ đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Then, từ đó đến nay đã thu hút hơn 30 người tham gia. Tuy các thành viên thuộc nhiều thành phần khác nhau nhưng CLB vẫn duy trì ổn định các buổi tập hằng tuần.

Bà Ngô Thị An ở bản Cò Cọi, xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Được thị xã Nghĩa Lộ quan tâm, khôi phục các điệu múa, điệu hát Then, bản thân tôi thấy rất phấn khởi. Tôi sẽ tiếp tục lưu truyền những nét văn hóa này để cho thế hệ sau gìn giữ và phát triển".

Là thế hệ trẻ, em Đặng Thị Phương ở bản Cài, xã Sơn A đã cố gắng góp phần nhỏ bé vào việc lưu giữ gìn và học tập lễ thực hành Then của người dân tộc Thái. Phương cho biết thêm: "Được các bà, các mẹ truyền dạy cho các điệu múa, điệu hát Then, bản thân em rất tự hào khi được góp sức gìn giữ văn hóa của dân tộc mình. Thông qua các điệu múa, điệu hát thì bản thân càng hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc".

Là thế hệ thứ 6 lưu giữ và và phát triển các lễ thực hành Then của người dân tộc Thái, chị Lò Thị Én cùng ở bản Cò Cọi đang cố gắng góp phần nhỏ bé vào việc lưu giữ và truyền dạy những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình; đặc biệt là các làn điệu Then mang đậm bản sắc của đất và người Thái Mường Lò. Tuy nhiên, số lượng người biết các làn điệu Then còn ít, chủ yếu là người lớn tuổi. Do vậy, việc gìn giữ và phát triển các lễ thực hành Then là một việc làm rất cần thiết để qua đó truyền dạy và giáo dục cho lớp trẻ hiểu và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Nghệ nhân các thế hệ trình diễn Then mừng năm mới. (Ảnh MH)
Nghệ nhân các thế hệ trình diễn Then mừng năm mới. (Ảnh MH)

Chị Én chia sẻ: "Để truyền thống văn hóa của dân tộc mình không bị mai một, bản thân tôi luôn cố gắng gìn giữ và giới thiệu đến mọi người về ý nghĩa của văn hóa Then. Qua đó gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước vọng của con cháu đến ông bà, tổ tiên và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người người được mạnh khỏe, ấm no, bản làng ngày càng phát triển".

Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của người Thái nơi đây, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc. Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục, truyền thống văn hóa và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân tộc Thái, từ đó giúp cộng đồng dân tộc Thái thêm trân trọng và chủ động gìn giữ giá trị văn hóa này.

Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Biến, phường Trung Tâm cho biết: Các điệu then của ông bà, tổ tiên truyền lại, thế hệ con cháu sau này phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy, không để mai một. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo của mình, Then đã góp phần hun đúc tâm hồn, tình cảm và ý chí, khát vọng vươn lên, xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Thái Mường Lò. 

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.