Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ thuật trong thời chống Covid-19

Hồng Minh - 18:09, 14/04/2020

Không chỉ chuyển tải thông tin và giải trí, văn hóa nghệ thuật còn có vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng tích cực đến với xã hội. Thực tế đã chứng minh điều đó. Đặc biệt, thời gian qua, khi cả nước đang chung tay chống dịch Covid-19 đã có nhiều bài hát, sáng tác mới được ra đời với nội dung tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Một hình ảnh được cắt trong Video "Tiêu diệt Corona" của nhóm xẩm Hà Thành (thực hiện trong tháng 3/2020)
Một hình ảnh được cắt trong Video "Tiêu diệt Corona" của nhóm xẩm Hà Thành (thực hiện trong tháng 3/2020)

Một trong những ca khúc đi đầu trong phong trào dùng âm nhạc để tuyên truyền về dịch bệnh phải kể tới “Vũ điệu rửa tay - Ghen Cô Vy”. Bài hát đã giúp cho việc rửa tay - một động tác quan trọng để phòng, chống dịch trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc với mọi người hơn. Và khi bài hát được lan truyền qua các phương tiện truyền thông, cả thế giới biết đến Việt Nam như một quốc gia có trách nhiệm, đi đầu trong phòng, chống dịch. 

Không chỉ có bài hát trên, rất nhiều bài hát, bài thơ, phim ngắn và các tác phẩm văn hóa nghệ thuật khác về Covid-19 đã trở thành một trào lưu sáng tác mới, giúp người dân cả nước có tâm trạng vui vẻ, tích cực hơn trong lúc chống chọi với dịch bệnh. Tâm trạng tốt, tinh thần khỏe mạnh chính là cơ sở để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể con người.

Tại mảnh đất Thái Bình, các nghệ sĩ chèo của Trung tâm Thanh - Thiếu niên tỉnh Thái Bình đã góp vào “mặt trận” chống Covid hai bài chèo thú vị. Bài "Chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid” theo làn điệu Đào Liễu, do soạn giả Trương Công Đỉnh soạn lời. Bài chèo có đoạn: “Chung sức chung lòng, Nhân dân ta cả nước bình tâm chung sức chung lòng trên khắp non sông đồng tâm nhất trí, Covid sợ gì, ta sẽ đập tan mong mọi người chớ có hoang mang…”.

Bài chèo thứ hai có tên “Bài ca chống giặc dịch Covid” theo làn điệu Xẩm Xoan của soạn giả Mai Văn Lạng với những lời ca như: “Khắp chốn nơi nơi thành thị buôn làng cùng nhau chống dịch muôn vàn hiểm nguy… Bác sĩ lương y khắp nơi gian khó quản gì, bao nhiêu lực lượng chung sức chung lòng âm thầm ngày đêm… Cô vy bị đánh tơi bời…”.

Bên cạnh hai ca khúc chèo, Trung tâm Thanh - Thiếu niên tỉnh Thái Bình còn thực hiện một ca cảnh chèo đặc sắc mang tên “Chống dịch như chống giặc”. Ca cảnh chèo “Chống dịch như chống giặc” có độ dài hơn 8 phút, hoàn toàn là lời mới liên quan đến việc chống dịch Covid-19. 

Điều đặc biệt là các nghệ sĩ thể hiện ca cảnh chèo “Chống dịch như chống giặc” đều là học sinh trung học phổ thông, các em hiện đang sinh hoạt tại Trung tâm. Để tuân thủ quy định tránh tập trung đông người, các em tự hóa trang, tự biểu diễn và tự quay phim tại nhà. 

“Vũ điệu rửa tay - Ghen Cô Vy” được tuyên truyền rộng rãi, có hiệu ứng tích cực trong cộng đồng. (Ảnh tư liệu)
“Vũ điệu rửa tay - Ghen Cô Vy” được tuyên truyền rộng rãi, có hiệu ứng tích cực trong cộng đồng. (Ảnh tư liệu)

Thông qua các tác phẩm đó, các nghệ sĩ mong muốn góp một phần sức lực của mình vào các hoạt động phòng, chống dịch chung của tỉnh Thái Bình cũng như của cả nước, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Đồng thời, góp phần đưa nghệ thuật chèo đến cùng công chúng để bảo lưu và gìn giữ nghệ thuật chèo.

Cùng với chèo, một loại hình âm nhạc dân gian khác cũng được nghệ sĩ khéo léo viết lời để tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. Đó là hát xẩm. Với tác phẩm "Tiêu diệt Corona", nhóm xẩm Hà Thành đã khiến những người yêu nhạc truyền thống ngạc nhiên và thích thú. Những lời ca trong tác phẩm mang đầy tính hóm hỉnh, người nghe bắt gặp nhiều câu nói vui, quen thuộc vẫn được cộng đồng mạng sử dụng trong những ngày vừa qua, trong đó có câu “thần chú” hài hước: “Corona xa ta ra”.

Bên cạnh đó, bài hát cũng phê phán một số cá nhân có hành động, lời nói chưa chuẩn mực, không hợp tác với cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch, đồng thời, nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn như: “Không nên đi lại, tụ tập đông người, có việc quan trọng, rời nhà bước ra, cách xa hai mét…”. Đặc biệt, bài xẩm cũng nhấn mạnh, chính tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm từ trên xuống dưới của cả dân tộc sẽ có tính chất quyết định trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh nguy hiểm này.

Rõ ràng, thực tế đã cho thấy, trong cuộc chiến chống dịch bệnh, tinh thần đoàn kết thực sự rất quan trọng, mỗi người đều có một nhiệm vụ của riêng mình để bảo đảm cuộc chiến này thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận…” và ngay lúc này những văn nghệ sĩ cũng chính là những “chiến sĩ” trên mặt trận chống dịch Covid-19.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.