Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề dệt vải của dân tộc Dao họ Lào Cai được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trọng Bảo - 07:00, 13/08/2022

Thông tin từ UBND huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận nghề dệt của dân tộc Dao họ trên địa bàn huyện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ công bố Nghề dệt vải của người Dao họ huyện Bảo Thắng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ công bố Nghề dệt vải của người Dao họ huyện Bảo Thắng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Huyện Bảo Thắng có 20 dân tộc, trong đó dân tộc Dao họ chiếm 34,7%, còn lại là các dân tộc Tày, Mông, Phù Lá (Xa Phó), Hoa, La chí, Thái…

Nghề dệt vải thủ công của người Dao họ có từ lâu đời, với nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, nên cần có sự kiên nhẫn và khéo léo từ đôi bàn tay của người phụ nữ mới có thể làm được.

Còn người đàn ông trong gia đình sẽ căn chỉnh, sữa chữa khung dệt. Tuy việc xe sợi, luộc sợi, hồ sợi, cuốn sợi thành lô, kéo sợi và lắp vào khung dệt mất khá nhiều thời gian, nhưng chưa phải việc khó nhất, bởi người Dao họ dệt vải có những điều kiêng kỵ tuyệt đối. Ví dụ như, khi kéo sợi không được nói những điều không hay, trong khi kéo sợi không được bước chân qua…

Nghề dệt vải thủ công của người Dao họ với nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo từ đôi bàn tay của người phụ nữ
Nghề dệt vải thủ công của người Dao họ với nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo từ đôi bàn tay của người phụ nữ

Dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay, nhưng hiện nay phụ nữ Dao họ vẫn không mua sẵn trang phục ngoài chợ về mặc; vì dệt, may vá, thêu thùa cũng thể hiện rằng, người phụ nữ đó đảm đang. Hơn nữa, cũng vì quần áo may sẵn mua ngoài chợ không được hồ sợi trước khi dệt, nên không phù hợp với trang phục truyền thống, nhanh bạc màu.

Việc công nhận nghề dệt vải của dân tộc Dao họ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần bảo tồn, phát triển nét đặc sắc trong văn hóa đồng bào các dân tộc nói chung; văn hóa dân tộc Dao họ nói riêng. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc với phương châm “Biến di sản thành tài sản”…

Mỗi công đoạn trong nghề dệt của người Dao họ đều có những điều kiêng kỵ tuyệt đối
Mỗi công đoạn trong nghề dệt của người Dao họ đều có những điều kiêng kỵ tuyệt đối

Đến thời điểm này, tỉnh Lào Cai có 38 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 2 di sản được UNESCO ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là "Nghi lễ Then của dân tộc Tày" và "Nghi lễ và trò chơi kéo co của người Tày, Giáy".

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.