Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngành Mía đường cần “tự đứng trên đôi chân” của mình

Sỹ Hào - 09:50, 06/03/2020

Thời gian qua, ngành Mía đường liên tục gặp những khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, kinh doanh. Nhưng thay vì tự cứu mình thì ngành Mía đường lại trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Thu nhập từ cây mía của người nông dân vẫn rất phập phù và không có lãi. (Ảnh minh họa)
Thu nhập từ cây mía của người nông dân vẫn rất phập phù và không có lãi. (Ảnh minh họa)

Liên tục hưởng chính sách

Cách đây 25 năm, Chính phủ đã triển khai “Chương trình 1 triệu tấn đường”, thực hiện trong giai đoạn 1995 - 2000, nhằm tạo đột phá trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chương trình xác định, ngành Mía đường là ngành kinh tế, xã hội, với mục tiêu cải thiện đời sống nông dân trồng mía, nhất là vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Với nhiều cơ chế, chính sách của Nhà nước (xây dựng các nhà máy, hỗ trợ vùng nguyên liệu… ), đến năm 2000, ngành Mía đường đã vượt mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn đường; đồng thời đáp ứng yêu cầu là ngành kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm an sinh quan trọng.

Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong nhiều năm liền, ngành Mía đường đã tạo việc làm cho hơn 330 nghìn hộ nông dân, với hơn 1,5 triệu lao động nông nghiệp; góp phần xóa đói, giảm nghèo khu vực nông thôn, vùng đồng bào DTTS.

Sau năm 2000, ngành Mía đường gặp khó do Chương trình 1 triệu tấn đường đã kết thúc. Để “giải cứu”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg, ngày 4/3/2004 về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty đường.

Theo đó, rất nhiều cơ chế, chính sách được triển khai. Doanh nghiệp thì được xóa nợ, giãn nợ, ngân sách cấp bù lãi suất khi vay ngân hàng để tái sản xuất, tiến hành cổ phần hóa; vùng nguyên liệu và người trồng mía thì được ngân sách hỗ trợ mua giống, đầu tư hồ chứa nước, công trình thủy lợi, giao thông…

Với sự đầu tư đó, ngành Mía đường được vực dậy. Theo số liệu của VSSA, tại thời điểm năm 2000, tổng diện tích trồng mía cả nước đạt 344 nghìn ha; đến năm 2004 giảm xuống còn 295 nghìn ha; nhưng đến năm 2006, diện tích trồng mía tăng lên trên 300 nghìn ha và được duy trì cho đến nay. Sản lượng mía cũng được duy trì ở mức từ 15 triệu tấn/năm trở lên.

Không thể bao cấp mãi

Từ sau Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg, ngành Mía đường cũng đã được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khác. Có thể kể đến như chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013. Cây mía cũng đã được đưa vào diện hỗ trợ theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản…

Nhưng ngành Mía đường vẫn phát triển phập phù. Người trồng mía vẫn thấp thỏm. Trong 2 năm gần đây, ngành Mía đường sụt giảm cả về diện tích lẫn sản lượng.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019, diện tích trồng mía giảm 35,7 nghìn ha so với năm 2018; sản lượng mía giảm 2,7 triệu tấn. Trước đó, năm 2018, diện tích mía cả nước giảm 12 nghìn ha so với năm 2017, sản lượng cũng giảm 519,9 nghìn tấn.

Đáng chú ý, người trồng mía trên cả nước đang lỗ nặng từ cây trồng từng được xem là cây “xóa nghèo” này. Tại Hội nghị Bàn các giải pháp chống buôn lậu đường cát và tháo gỡ khó khăn cho ngành Mía đường Việt Nam được tổ chức cuối năm 2019, VSSA thông tin: Chi phí đầu tư 1.000m2 mía khoảng 7 triệu đồng nhưng chỉ thu được khoảng 3 - 4 triệu đồng khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng vì càng đầu tư càng lỗ.

Trước thực trạng đó, VSSA tiếp tục kiến nghị Chính phủ có những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới để “giải cứu” ngành Mía đường. Nhưng theo các chuyên gia, khó khăn của ngành Mía đường xuất phát từ chính nội tại của ngành này.

Tin cùng chuyên mục
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.