Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi cây mía không còn ngọt

PV - 09:45, 16/04/2018

Hiện nay, trên địa bàn cả nước, mía đã vào cuối vụ. Tuy nhiên, tại một số nơi các nhà máy mía đường lại tìm đủ lý do không thu mua mía của nông dân, dù trước đó đã hứa hẹn bao tiêu sản phẩm. Hiện tượng này, đang khiến cho người trông mía như “ngồi trên đống lửa”.

Xót xa nhìn mía trổ cờ

Gia đình ông Đinh Hữu Bảy, thôn 9, xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk có 35ha mía, nhưng hiện nay nhà máy mới thu mua được 1/3, số còn lại thân cây bắt đầu khô héo. Ông Bảy bức xúc: Nhà ông có mấy chục héc ta mía nhưng nhà máy mới thu mua được 10ha, diện tích còn lại đang phải nằm phơi nắng cả tháng nay sắp thành củi vẫn không có xe đến chở. Vụ mía trước, nhà máy thu mua nhanh đúng thời kỳ, còn nay, hàng trăm tấn mía của dân phơi nắng đầy đồng khô héo. Trữ lượng đường giảm thì nhà máy lại hạ giá thành.

Nhiều diện tích mía của người dân ở xã Giai Xuân đã trổ cờ nhưng vẫn chưa có kế hoạch thu mua của nhà máy. Nhiều diện tích mía của người dân ở xã Giai Xuân đã trổ cờ nhưng vẫn chưa có kế hoạch thu mua của nhà máy.

 

Không chỉ riêng Đăk Lăk, các địa phương khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Chị Nguyễn Thị Hiền ở xã Gia Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An bức xúc: “Gia đình tôi nhận 5ha đất màu để trồng mía, đầu tư hàng chục triệu đồng cũng như nhiều ngày công chăm bón. Nay mía đã trổ cờ, nếu trong vòng 1 tháng nữa Nhà máy đường Sông Con (đơn vị hợp đồng bao tiêu sản phẩm) không thu mua hết, mía chết khô thì gia đình phải chịu thiệt hại rất nhiều”.

Trao đổi về vấn đề này ông Nguyễn Ngọc Phú, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk cho biết, hiện nay, huyện Ea Súp có hơn 4.000ha mía với sản lượng đạt 320.000 tấn, hiện nay còn gần 1.800ha mía chưa được nhà máy thu mua, trong khi mía đã sắp hết thời vụ, năng suất, trữ lượng đường giảm khiến người dân lo lắng.

Ông Nguyễn Công Trung, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cũng thông tin, hiện nay, mía ở Tân Kỳ tập trung chủ yếu ở xã Tân Xuân và Xuân Gai. Trong đó, tại Tân Xuân, toàn xã có 422ha trồng mía, hiện còn gần 100ha vẫn chưa thu hoạch. Còn tại xã Giai Xuân, toàn xã hiện còn khoảng 24.000 tấn với hơn 400ha mía chưa thu hoạch.

Nhà máy vẫn chưa đến

Trong khi người dân đang hết sức hoang mang, lo lắng không biết lượng mía “quá lứa, lỡ thì” của mình đi về đâu, thì các nhà máy trên địa bàn dù đã hứa hẹn với dân trước đó lại tìm mọi lý do không thu mua mía cho bà con.

Ông Nguyễn Bảo Lộc, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần mía đường Đăk Lăk cho biết: Thời gian thu mua mía thông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khi đó, Công ty của ông mới bắt đầu về địa phận huyện Ea Súp hoạt động từ 12/2017 nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến tiến độ thu mua mía. Ngoài ra, một phần nguyên nhân nữa là do diện tích mía tăng quá nhanh, niên vụ trước toàn huyện mới chỉ có 1.200ha đến nay đã tăng gấp 3,5 lần nên việc thu mua cũng bị chậm hơn.

Ông Lộc cũng cho rằng, diện tích mía bị thiệt hại của bà con trên địa bàn vừa qua do nguyên nhân khách quan. Nên ông Lộc bày tỏ mong muốn “Chúng tôi mong bà con trồng mía cảm thông, thực hiện đúng lịch chặt do nhà máy đề ra. Bà con tự động chặt ồ ạt rồi chở đến nhà máy càng làm mía ùn ứ hao trữ lượng đường vì công suất thiết kế của nhà máy đã cố định 2.300 tấn/ngày đêm”.

Giải thích về việc chậm trễ trong việc thu mua mía cho bà con tại Nghệ An, ông Nguyễn Bá Quý, Phó Giám đốc Nhà máy Đường Sông Con, cho biết: “Vào ngày 19/2, do trục trặc về vấn đề kỹ thuật của lò ép, đến ngày 12/3 thì tiếp tục lò hơi của Nhà máy bị hư nên ảnh hưởng đến công việc thu mua mía cho người dân. Trong thời gian tới, về phía Nhà máy sẽ có biện pháp tốt nhất để thu mua mía cho người dân. Chỉ còn hơn một tháng nữa là hết mùa nên chúng tôi sẽ cố gắng”.

Có thể thấy, hiện tượng các nhà máy mía đường chậm mua mía cho bà con đang đặt ra nhiều bài học. Đó là, chính quyền các địa phương cần có cái nhìn tổng thể về cung cầu qua đó quy hoạch những vùng trồng mía phù hợp. Đối với người dân không nên tự ý mở rộng diện tích phá vỡ quy hoạch... Cùng với đó, các nhà máy đường cũng cần chia sẻ rủi ro trong kinh doanh, tạo điều kiện giúp người dân tiêu thụ mía, qua đó gắn kết, đảm bảo quan hệ lâu dài.

LÊ HƯỜNG - MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.