Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào DTTS ở huyện Chi Lăng (Lạng Sơn): Tạo sự đồng thuận giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS (Bài 4)

Văn Hoa - 11:00, 30/08/2023

Nhằm thực hiệu hiệu quả Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những năm qua huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã và đang tích cực triển khai các giải pháp, đặc biệt là đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống TH&HNCHT, từ đó đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Phó Trưởng Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Chi Lăng Hoàng Văn Tầm phổ biến quy định về phòng, chống TH&HNCHT cho thanh thiếu niên
Phó Trưởng Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Chi Lăng Hoàng Văn Tầm phổ biến quy định về phòng, chống TH&HNCHT cho thanh thiếu niên

Quyết liệt giảm tình trạng tảo hôn

 Theo thống kê tình trạng kết hôn trên địa bàn xã vùng III, giai đoạn 2020 - 2023 của UBND huyện Chi Lăng, tính đến tháng 2/2023 trên địa bàn huyện Chi Lăng có 260 cặp đôi kết hôn. Trong đó, số cặp kết đôi tảo hôn là 16 cặp, tập trung là tại xã Vân An 6 cặp; Hữu Kiên 4 cặp; Chiến Thắng 2 cặp tảo hôn cả vợ và chồng; Lâm Sơn 4 cặp. Không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Để giảm tình trạng TH&HNCHT, ngày 09/02/2021, UBND huyện Chi Lăng cũng đã ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về việc Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 -2025” trên địa bàn huyện Chi Lăng. 

Giai đoạn 2020 - 2023, huyện Chi Lăng có 16 cặp tảo hôn (Ảnh minh họa)
Giai đoạn 2020 - 2023, huyện Chi Lăng có 16 cặp tảo hôn (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, thực hiện Tiểu dự án 2 - Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 9 trong Chương trình MTQG 1719, năm 2022, UBND huyện Chi Lăng đã xây dựng 8 pa nô khổ lớn tại 8 xã khu vực III, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật hôn nhân và Gia đình, Luật bình đẳng giới và những nội dung có liên quan đến tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn huyện.

Năm 2023, UBND huyện Chi Lăng đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 12/4/2023 về thực hiện Tiểu dự án 2 - Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 9 trong Chương trình MTQG 1719.  Trong đó, các xã đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân và xây dựng mô hình “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS".

Cụ thể hóa Kế hoạch số 137 của UBND huyện Chi Lăng, thời gian qua, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện đã tổ chức 8 Hội nghị truyền thông giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tại 8 xã ĐBKK trên địa bàn huyện.Thành phần dự Hội nghị là đại diện lãnh đạo UBND xã, công chức văn hóa xã hội xã; học sinh lớp 8,9 (năm học 2023-2024); phụ huynh học sinh, đoàn viên thanh niên người dân vùng DTTS.

 Hội nghị truyền thông giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT tại xã Hữu Kiên (Ảnh: Văn Tầm)
Hội nghị truyền thông giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT tại xã Hữu Kiên (Ảnh: Văn Tầm)

Tại các hội nghị, báo cáo viên của Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc kết hợp với Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng truyền đạt các nội dung theo 5 chuyên đề. Chuyên đề 1, về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; luật phòng chống bạo lực gia đình; kỹ năng tuyên truyền, cung cấp thông tin kiến thức pháp luật, trợ giúp pháp lý trong vùng đồng bào DTTS. Chuyên đề 2, tuyên truyền, phổ biến quy định về phòng, chống TH&HNCHT. Chuyên đề 3, về Luật bình đẳng giới, tác hại của TH&HNCHT. Chuyên đề 4, giới thiệu về Đề án giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và mô hình điểm tại xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình năm 2022. Chuyên đề 5, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Theo ông Hoàng Văn Tầm, Phó trưởng Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Chi Lăng , thông qua Hội nghị truyền thông giúp nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ hoặc là nạn nhân của TH&HNCHT; đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân vùng DTTS trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, ngăn ngừa tình trạng TH&HNCHT..., góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS trên địa bàn huyện Chi Lăng.

Các tổ chức chính trị, đoàn thể vào cuộc

Với vai trò là đơn vị thường trực triển khai thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 ở cơ sở , Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương triển khai nhiều giải pháp, cách làm hay, sáng tạo trong phòng chống TH&HNCHT. Đặc biệt là chú trọng từng bước đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục về hôn nhân và gia đình;  lựa chọn nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, sát với đời sống sinh hoạt của đồng bào DTTS.

Đặc biệt, các đơn vị, tổ chức đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền và tổ chức các hoạt động như: Trực tiếp đến từng thôn, từng nhóm hộ, từng nhóm dân tộc để tuyên truyền, vận động; lồng ghép nội dung tuyên truyền tại hội nghị sinh hoạt chi hội hằng tháng; xây dựng tin, bài, phóng sự, ấn phẩm, tờ rơi, áp phích, tuyên truyền trên loa phát thanh công cộng; tổ chức đối thoại trực tiếp với hội viên phụ nữ; tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong các trường học; đưa nội dung phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào quy ước, hương ước của thôn; thành lập các mô hình, các câu lạc bộ điểm về “Phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”…

Với sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, bằng những giải pháp trên, đã giúp nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ hoặc là nạn nhân của TH&HNCHT, từ đó góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số và nguồn nhân lực huyện Chi Lăng nói riêng, vùng đồng bào DTTS nói chung.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.