Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ của cộng đồng

Quỳnh Trâm - 14:15, 13/07/2023

Từ ngày 13 - 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ của cộng đồng trên địa bàn Thanh Hóa năm 2023.

Tham gia lớp tập huấn có 135 học viên, là cán bộ quản lý văn hóa cấp cơ sở, nghệ nhân và lực lượng hạt nhân của các câu lạc bộ, đội nghệ thuật quần chúng dân ca, dân vũ, dân nhạc của 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu và học viên tham dự khai giảng lớp tập huấn
Các đại biểu và học viên tham dự khai giảng lớp tập huấn

Nội dung tập huấn tập trung vào một số chuyên đề chính, gồm: Sưu tầm và bảo tồn dân ca, dân vũ, nhạc cụ của các dân tộc tỉnh Thanh Hóa; những giải pháp cơ bản trong công tác “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2021 - 2030”; công tác quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đặc biệt, các học viên được hướng dẫn thực hành cách thức trình diễn một số di sản văn hóa phi vật thể như: Ngũ trò Viên Khê - dân ca Đông Anh, trò diễn Xuân Phả, trò Chiềng, lễ hội Pồn Pôông, Kin chiêng boọc mạy…

Cũng trong khuôn khổ chương trình tập huấn, các học viên sẽ tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm tại huyện Hà Trung về công tác bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, đặc biệt là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...