Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Năm học mới, khởi nguồn cho những hy vọng mới

Thanh Hải - 08:23, 06/09/2022

Hai năm học trước, dịch bệnh Covid-19 bủa vây nhưng toàn ngành Giáo dục đã vượt qua bằng rất nhiều nỗ lực phi thường. Hôm nay, dẫu nhiều khó khăn nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng, kì vọng vào một năm học mới sẽ có nhiều thành công mới.

Giáo viên, phụ huynh, học sinh điểm trường Khe Vần (Trường Mầm non Húc Động, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) phấn khởi trong ngày lễ khai giảng. Ảnh: MD
Giáo viên, phụ huynh, học sinh điểm trường Khe Vần (Trường Mầm non Húc Động, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh) trong ngày lễ khai giảng. Ảnh: MD

Khó khăn trước năm học 2022-2023 với toàn ngành Giáo dục vẫn còn rất bộn bề. Khắp miền xuôi đến miền ngược, rồi cả thị thành… giáo viên và học sinh đang có chung nỗi lo thiếu lớp học. Chưa nói đến các huyện vùng cao giáp biên giới, được biết ngay tại TP. Vinh (Nghệ An), việc thiếu phòng học cũng đã trở thành bài toán nan giải.

Rồi, câu chuyện thiếu giáo viên, dường như cũng là “muôn thuở”. Bước vào năm học mới, cả ngành đang thiếu đến hàng ngàn giáo viên ở các bậc học; đặc biệt là giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, tin học, tiếng Anh. Ở vùng sâu, vùng xa, tình trạng thiếu giáo viên còn được nhân lên, khi rất nhiều thầy cô từng “cắm bản” đã xin rút về xuôi, thậm chí, xin ra khỏi ngành. Việc thiếu trước hụt sau giáo viên đứng lớp, đã khiến nhiều trường phải “giật gấu vá vai” rất đáng thương.

Học sinh điểm trường Sa Ná (Trường Tiểu học Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá) biểu diễn văn nghệ trong ngày khai giảng. Ảnh: Q.T
Học sinh điểm trường Sa Ná (Trường Tiểu học Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá) biểu diễn văn nghệ trong ngày khai giảng. Ảnh: Q.T

Nhiều địa phương, còn là tình trạng thiếu trang thiết bị dạy học; thiếu nhà ở công vụ, tỉ lệ học sinh đến trường chưa đủ… Con đường đến trường của nhiều học sinh và giáo viên, đang còn quá nhiều khó khăn, vất vả. Và cũng đang khiến lãnh đạo nhiều địa phương đau đầu để có giải pháp căn cơ.

Ở các năm học trước, vẫn là những câu chuyện như ở năm học này. Hơn nữa, dịch bệnh Covid-19 bủa vây. Trong bối cảnh đó, toàn ngành đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhờ những nỗ lực đó, mà ngành giáo dục đã hoàn thành mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo. Đó là những nỗ lực đầy phi thường.

Học sinh dân tộc thiểu số ở Lào Cai hân hoan trong ngày khai giảng. Ảnh: Trọng Bảo
Học sinh dân tộc thiểu số ở Lào Cai hân hoan trong ngày khai giảng. Ảnh: Trọng Bảo

Xin được dẫn đôi dòng minh họa từ “Bức thư gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, cùng các em học sinh, sinh viên” của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp khai trường năm học 2022-2023. 

Bày tỏ sự vui mừng, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Năm học 2021 - 2022, chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Chất lượng nền giáo dục của Việt Nam được nâng lên 5 bậc, đạt thứ hạng 59 trên bảng xếp hạng quốc tế năm 2021. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 được tổ chức thành công. Giáo dục vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm mạnh mẽ. Nhiều trường đại học Việt Nam có mặt trong các bảng xếp hạng đại học uy tín quốc tế. 

Bên cạnh đó, những thành tích xuất sắc mà các em học sinh đã giành được trong các kỳ thi Olympic trong năm 2022 đã một lần nữa khẳng định bản lĩnh, khả năng vươn lên trong học tập và trí tuệ Việt Nam trước bạn bè quốc tế…

Đó là kết quả, là thành công rất đỗi tự hào, hãnh diện. Thành công từ năm học trước, kết quả từ năm học vừa qua sẽ là tiền đề, là bước đệm vững chắc để năm học này, chúng ta tin tưởng hơn, kỳ vọng hơn.

Học sinh Mường Nhé trong ngày khai giảng năm học mới
Lễ khai giảng năm học mới của học sinh Mường Nhé (Điện Biên). Ảnh: T. H

Chủ đề của năm học 2022-3023 là “đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”. “Một năm học bắt đầu, khởi nguồn cho những hy vọng mới. Tôi đánh giá cao ý nghĩa của chủ đề mà ngành Giáo dục lựa chọn năm nay”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, năm học này, toàn ngành Giáo dục cũng sẽ tập trung thực hiện 12 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh; Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; Thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành…

Đó sẽ là những phần việc nặng nề. Thành công của một năm học, không chỉ là những con số về học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi, tỉ lệ đậu tốt nghiệp, trường học đạt chuẩn quốc gia… mà quan trọng hơn là sự chia sẻ, đồng hành của các bậc phụ huynh và xã hội đối với ngành Giáo dục là rất quan trọng.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.