Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hơn 332 nghìn học sinh Bình Định hân hoan khai giảng năm học mới

L.Phương - 12:33, 05/09/2022

Sáng 5/9, trong không khí vui tươi, phấn khởi của Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, cùng với cả nước, hơn 332 nghìn học sinh của cả 4 cấp học của tỉnh Bình Định hân hoan khai giảng năm học mới 2022 - 2023.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Canh Liên tham gia khai giảng năm học mới
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Canh Liên tham gia khai giảng năm học mới

Năm học 2022 - 2023, Bình Định có hơn 332 nghìn học sinh của cả 4 cấp học, gồm mầm non, tiểu học, THCS và THPT. Quy mô trường lớp phát triển thêm 3 trường mầm non tư thục; 22.225 cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đáp ứng tổ chức dạy và học đầu năm học.

Tại xã vùng cao Canh Liên, huyện Vân Canh, gần 700 học sinh các cấp học cũng từng bừng khai giảng năm học mới. Canh Liên là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, giao thông đi lại trắc trở, một số điểm trường cách trung tâm xã hàng chục cây số đường đèo núi, nên trước đây, nhiều học sinh không tham dự khai giảng.

Năm nay, để bảo đảm 100% học sinh đến trường đúng dịp năm học mới, ngay từ đầu tháng 8, các thầy cô giáo chia thành các tổ nhóm đến nhà để tuyên truyền, vận động phụ huynh cho trẻ đến trường đầy đủ. Cụ thể, tại Trường Tiểu học Canh Liên có 279 em học sinh, Trường PTDT Bán trú Canh Liên có 156 em học sinh, Trường Mẫu giáo Canh Liên có 202 em học sinh tham gia Lễ Khai giảng năm học mới.

Các em học sinh chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô
Các em học sinh chụp ảnh lưu niệm cùng các thầy cô

Theo Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bình Định, năm học này được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngành Giáo dục tỉnh xác định mục tiêu tiếp tục tập trung thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GD&ĐT, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giải quyết tình trạng thiếu giáo giáo viên, tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10, chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học và môn Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3, đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông...

Lãnh đạo huyện Vân Canh tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Lãnh đạo huyện Vân Canh tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Bên cạnh đó, toàn ngành tiếp tục đổi mới công tác quản trị, tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục phổ thông; nâng cao năng lực quản lý nhà nước, phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; huy động nguồn lực, ưu tiên phát triển GD&ĐT nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.