Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Muôn kiểu bày bán thịt thú rừng dịp cuối năm

Tuấn Trình - 17:35, 17/01/2020

Mặc dù là mặt hàng bị cấm kinh doanh, nhưng thời gian vừa qua, nhiều loại động vật hoang dã vẫn được bày bán bằng các hình thức khác nhau. Tình trạng này đang gây bức xức trong dư luận.

Cá thể rùa quý bán công khai trên đường tại TP. Hồ Chí Minh
Cá thể rùa quý bán công khai trên đường tại TP. Hồ Chí Minh

Để qua mặt cơ quan chức năng, thời gian qua nhiều lái buôn hoạt động theo kiểu lén lút. Muốn mua mặt hàng này, người mua phải có người dắt mối và phải gọi bằng biệt danh mới tiếp cận được. Ví dụ như móng hổ thì mật hóa thành “chân chúa”, tay gấu thành “sữa mẹ”....

Ngoài ra, các lái buôn thường xé lẻ hoạt động, rất khó phát hiện. Theo đó, mỗi nhóm có khoảng 3 người, một người ngồi bán, một cảnh giới và một trông giữ. Bán hết một con, nhóm sẽ di chuyển ra đoạn đường khác và lại bày binh bố trận mới.

Qua nhiều đầu mối, chúng tôi tìm được một đầu nậu tên là Út “mập” ở TP. Hồ Chí Minh. Út “mập” chỉ bán tối đa 2kg sơn dương/ngày, với giá 2 triệu đồng/kg. Út “mập” cho biết, đây là hàng thượng hạng nên rất khan hiếm, nhiều khi có tiền cũng không được ăn. Theo giới thiệu của Út “mập”, sơn dương của anh ta là loại sống trên núi đá cao 800 - 1.000m ở khu vực phía Bắc. Ở đó, có vài thợ săn thiện xạ người dân tộc Mường, Thái chuyên đi lùng sơn dương cung cấp cho Út “mập”.

Ngạc nhiên hơn, thời gian gần đây thịt thú rừng không chỉ bày bán lén lút, mà nhiều nơi còn trắng trợn bày bán công khai. Những ngày cuối năm, tại các giao lộ lớn ở TP. Hồ Chí Minh như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Thập, Võ Văn Kiệt, xa lộ Hà Nội... xuất hiện nhiều nhóm người bán cá thể rùa quý hiếm công khai ngay trên đường. Mỗi người chỉ trưng một chú rùa duy nhất nhưng khách muốn bao nhiêu cũng có.

Trong vai một ông chủ nhà hàng muốn mua thú rừng để phục vụ những “thượng đế” VIP, chúng tôi gặp một người phụ nữ trùm khăn kín mặt ngồi bán một cá thể rùa. Theo người này quảng cáo, đây là loại rùa có tuổi đời khoảng 70 năm, được mang từ Campuchia về. Người bán hàng chào giá 5 triệu đồng và khẳng định chắc nịch là rùa rừng với những công dụng rất tuyệt vời, như bổ thận, tư âm dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt cơ nhục, trừ chứng nhiệt chưng…

Chúng tôi vờ nói giá 5 triệu thì đắt quá. Ngay lập tức một người đàn ông đứng bên mua liền mà không cần trả giá. Vừa bán xong, chị ta quay sang nói: “Trong kia còn vài con như vậy nữa, quyết không thì chị vô lấy”.

Trung tá Phạm Ngọc Toản, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho biết, các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể, sản phẩm của các loài động vật hoang dã đều là hành vi bị nghiêm cấm. Tùy theo loài và tính chất, mức độ nghiêm trọng mà có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính với mức tối đa lên đến 500 triệu đồng, đối với cá nhân theo quy định tại Nghị định 157/2013/ND-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2017/ND-CP) hoặc xử lý hình sự với mức tối đa lên đến 15 năm tù, đối với cá nhân theo quy định tại Điều 234, 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!