Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Săn bắt động vật hoang dã là hậu họa của mai sau

PV - 11:38, 03/07/2018

Đó là thông điệp và nội dung chính tại Hội thảo Động vật hoang dã diễn ra mới đây tại TP. Đà Nẵng. Hội thảo do Bộ TN&MT cùng Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức bên lề kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF 6) diễn ra tại Việt Nam từ 23-29/6.

Voọc tại bán đảo Sơn Trà. Voọc tại bán đảo Sơn Trà.

 

Tại Hội thảo, nhiều diễn giả tại Hội thảo cho rằng, hiện số lượng và quy mô của nhiều quần thể động vật hoang dã đang bị suy giảm trên toàn thế giới. Thiệt hại môi trường sống và săn bắn bất hợp pháp cho buôn bán động vật hoang dã xuyên quốc tế là hai nguyên nhân chính làm mất sự đa dạng sinh học. Khi các khu vực thiên nhiên hoang dã được quản lý đúng cách, chúng sẽ trở thành một tài sản của du lịch sinh thái và các doanh nghiệp khác có thể được xây dựng vì lợi ích của cộng đồng lẫn địa phương.

Theo các diễn giả, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đang đạt đến mức quá cao, đe dọa sự tồn tại lâu dài của quần thể nhiều loài, bao gồm voi châu Phi, tê giác, hổ và tê tê. Hàng chục ngàn con voi đã bị giết hại vì ngà voi của nó, và những con tê giác bị săn trộm để lấy sừng dẫn đến việc tuyệt chủng. Sự suy giảm ngày càng tăng của quần thể động vật hoang dã, sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đối với cộng đồng địa phương, vì chúng sẽ bị tước đoạt các lựa chọn sinh kế trong tương lai và có ít cơ hội kiếm được từ thu nhập du lịch.

Tại Hội thảo, bà Judy Garber, Phó Trợ lý Hiệu trưởng, Bộ Ngoại giao, Hoa Kỳ cho biết, nếu cứ tiếp tục phá hủy môi trường sống, săn bắt động vật quá mức thì sức khỏe con người chắc chắn sẽ bị đe dọa. Thách thức cho các tổ chức lẫn chính phủ các quốc gia ngày càng to lớn, các chính phủ đầu tư hơn 90 tỷ đô la trên năm để thực hiện các chương trình cải thiện môi trường. Chính vì vậy, chúng ta hãy gắn kết chung tay cùng nhau để thực hiện mục tiêu chung.

Tại Việt Nam, Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) được mệnh danh là kinh đô của loài voọc chà vá chân nâu bởi, tổng số cá thể tính đến tính đến nay ở đây, lên đến 18 đàn tương ứng với 300 cá thể chiếm 30% tổng số cá thể hiện có ở Việt Nam. Đây là loài linh trưởng đẹp nhất hành tinh với 5 màu ngũ sắc và được mệnh danh là “nữ hoàng của các loài voọc”.

Trong khi loài này bị đe dọa tuyệt chủng tại nhiều nơi, thì tại Sơn Trà, loài này hiện đang phát triển khỏe mạnh và bền vững. Điều này có được, một phần do quyết tâm của chính quyền Đà Nẵng trong bảo vệ môi trường sống cho các loài động thực vật nơi đây.

Nơi đây, cũng được mệnh danh là cánh rừng già duy nhất ở Việt Nam nằm trong lòng thành phố trẻ, bán đảo Sơn Trà, là món quà mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng. Thế nhưng nhiều năm qua, tiềm năng du lịch tại bán đảo Sơn Trà vẫn chưa được khai thác đúng mức. Cái khó lớn nhất theo nhiều chuyên gia, là phải làm sao vừa khai thác mà vẫn bảo tồn được khu rừng nguyên sinh và môi trường sống của các loài động vật quý hiếm này.

PV

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.