Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nhức nhối nạn buôn bán động vật hoang dã quý hiếm

Thiên Đức - 16:30, 20/09/2019

Thời gian qua, nhiều tổ chức chống buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) lên tiếng về nạn buôn bán trái phép ĐVHD và các sản phẩm liên quan đã và đang diễn ra tại nước ta. Cụ thể như Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS), Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), PanNature… đều chứng minh các số liệu khảo sát và cảnh báo về vấn nạn trên.

Nhức nhối nạn buôn bán động vật hoang dã quý hiếm

Vượn đen má trắng quý hiếm được đưa về cứu hộ tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An).

Theo WCS, từ tháng 1-4/2019, đã có 52 vụ việc vi phạm về ĐVHD tại Việt Nam và các quốc gia khác có liên quan đến Việt Nam. Tổng cộng 44,7 tấn vẩy tê tê, hơn 10 tấn ngà voi và hơn 3 tấn sừng tê giác đã bị Hải quan Việt Nam, Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc) thu giữ khi đang trên đường đến Việt Nam. 2 người Việt Nam đã bị bắt giữ tại Uganda vì buôn lậu 750 khúc ngà voi và hàng ngàn vẩy tê tê. Những người vi phạm sau đó đã đối diện với bản án rất nặng.

Bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý Truyền thông WCS cho biết: “Dữ liệu từ các vụ bắt giữ cho thấy, các loài hoang dã bị buôn bán trái phép không chỉ có nguồn gốc trong nước, nhiều loài có nguồn gốc nước ngoài như tê giác Châu Phi, voi Châu Phi, các loài mèo lớn, gấu, tê tê, rùa nước ngọt… đang được buôn bán, tiêu thụ. Việt Nam không chỉ là nơi tiêu thụ mà còn là điểm trung chuyển quan trọng trong các tuyến đường buôn bán trái pháp luật ĐVHD xuyên quốc gia và xuyên lục địa.

Bà Hương cũng cho biết thêm, trong tháng 8 vừa qua, ENV đã phối hợp với các cơ quan chức năng cứu hộ 36 cá thể ĐVHD gồm nhiều loài quý hiếm như: Vượn, tê tê, mèo rừng, rùa núi vàng. Trong đó có 15 cá thể khỉ bị nuôi nhốt trái phép ở nhà dân, quán cà phê hay tại chùa ở nhiều địa phương. 2 cá thể vượn đen má trắng ở huyện Quế Phong (Nghệ An) được đưa về cứu hộ tại Vườn quốc gia Pù Mát. 1 cá thể Dù Dì Nepal cũng được tự nguyện chuyển giao tới Trung tâm cứu hộ Củ Chi.

Theo số liệu khảo sát, điều tra tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn cho thấy số lượng cá thể nhiều loài ĐVHD tại nước ta giảm nhanh, trong đó phải kể đến hổ, tê tê, voi, trâu rừng, dê núi, cầy, chồn, khỉ, voọc. Riêng với loài hổ, theo số liệu thống kê thì giảm từ khoảng 1.000 con trước năm 1970 xuống còn 80 con vào năm 2005. Đầu năm 2010, số lượng giảm xuống chỉ còn khoảng 30 con, năm 2015 còn 5 con. Đến nay tuy chưa có số liệu chính xác, nhưng các chuyên gia thừa nhận có thể không còn cá thể nào.

Tin cùng chuyên mục
Gặp lại ở Phìn Sư

Gặp lại ở Phìn Sư

Tôi lên Phìn Sư, thăm lại gia đình Min Seo Thế, dân tộc Cơ Lao, vào một buổi sớm mùa hè. Mùa này, nước trời ào ạt đổ về từ các khe núi, chảy rậm rịch suốt ngày đêm vào các ô ruộng bậc thang của huyện Hoàng Su Phì (cũ) nay là thôn Phìn Sư, xã Tân Tiến. Phía xa xa, Seo Thế phăm phăm sải bước, hai tay nắm chặt đốc cày, khéo léo điều khiển con trâu phía trước theo đường cong như mảnh trăng lưỡi liềm của thửa ruộng. Một mình Thế, một con trâu, một thửa ruộng mà thấy cả mùa vàng đã bắt đầu nảy nở dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh.