Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Mùa đót rừng nơi biên giới Quảng Trị

Phạm Tiến - 18:05, 17/02/2023

Vào khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước cho đến tháng 3 năm sau, tại vùng biên Việt - Lào thuộc tỉnh Quảng Trị sẽ là thời vụ thu hoạch đót rừng. Bao năm qua, đi theo mùa đót để mưu sinh trong những tháng này đã giúp nhiều hộ đồng bào DTTS có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.

 Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng
Chị Hồ Thị Ven, dân tộc Bru - Vân Kiều ở thôn A Rông, xã Lìa, huyện Hướng Hóa phơi đót cho chủ hàng mỗi ngày được trả công 250.000 đồng

Qua tìm hiểu, ngay tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa có 6 chủ hàng đót lớn, mỗi ngày giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động người DTTS trên địa bàn.

 Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng 1
Chị Hồ Thị Dinh, người Pa Cô ở xã Lìa chia sẻ: "Mùa đót rừng năm nay đã tạo việc làm cho mình suốt gần 4 tháng có thu nhập ổn định"
Chỉ tính riêng ở thôn A Rông, xã Lìa đã có khoảng 10 lao động người Pa Cô; Bru - Vân Kiều có thu nhập cao trong những tháng đi làm công phơi đót cho các chủ hàng
Chỉ tính riêng ở thôn A Rông, xã Lìa đã có khoảng 10 lao động người Pa Cô; Bru - Vân Kiều có thu nhập cao trong những tháng đi làm công phơi đót cho các chủ hàng
 Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng 3
Ngoài lao động nữ, chủ hàng Nguyễn Thị Thanh Tú đang sử sụng hàng chục lao động nam người DTTS đi phơi đót
Cùng với nhiều lao động khác, mùa đót rừng năm nay đã giúp anh Hồ Văn Nhơn, dân tộc Bru - Vân Kiều ở xã Húc có công việc ổn định, thu nhập khá trong nhiều tháng qua
Cùng với nhiều lao động khác, mùa đót rừng năm nay đã giúp anh Hồ Văn Nhơn, dân tộc Bru - Vân Kiều ở xã Húc có công việc ổn định, thu nhập khá trong nhiều tháng qua

Phơi đót là công đoạn cuối cùng để đưa đót về xuôi tiêu thụ. Trước đó, hái đót, tập kết phân loại đót....cũng đã tạo ra rất nhiều việc làm cho đồng bào các DTTS.

 Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng 5
Lao động nam người DTTS với ưu điểm khỏe mạnh, chăm chỉ nên còn được bố trí những công việc nặng hơn, như kéo xe, bê vác đót với số tiền công cao hơn
 Đồng bào các DTTS ở Quảng Trị - Đi theo mùa Đót rừng 6
Đót sau khi phơi, được các thương lái vận chuyển đi tiêu thụ

Mưu sinh theo mùa đót rừng đã giúp đồng bào DTTS có công ăn, việc làm ổn định. Tuy nhiên, hiện nay, cây đót trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, do vậy các cấp chính quyền địa phương cũng cần sớm có những giải pháp để bảo đảm vùng nguyên liệu này, như phân vùng quản lý, giao cho đồng bào DTTS chăm sóc; thậm chí là trồng bổ sung. Bởi đây cũng là cách tạo sinh kế để đồng bào các DTTS ở vùng biên Việt - Lào sống gần rừng có thể phát triển kinh tế từ rừng để giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.