Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tây Nguyên mùa bông đót

PV - 12:33, 30/01/2018

Tây Nguyên, những tháng cuối năm, bông đót nở rộ trên khắp các triền đồi, mỏm đá, khe núi, cánh rừng. Đây cũng chính là mùa người dân vào mùa hái đót. Họ xem đót là “lộc rừng” do thiên nhiên ban tặng để có thêm nguồn thu nhập đón Tết đầy đủ, ấm áp hơn.

Dọc các tuyến đường từ quốc lộ, tỉnh lộ đến những nẻo đường thôn buôn, nơi đâu cũng thấy người vác đót, phơi đót. Cái nắng mùa khô Tây Nguyên hanh hao, bỏng rát nhưng lại giúp người dân phơi khô những bông đót rừng đẹp màu để kịp nhập cho thương lái. Dù là nghề phụ, chỉ làm trong vài tháng nhưng nghề làm đót đang mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân ở nhiều địa phương trong khu vực, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Nghề làm chổi đót ở thôn 3, xã Hòa Tiến, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk. Nghề làm chổi đót ở thôn 3, xã Hòa Tiến, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk.

 

Chị Y Srâu, dân tộc Brâu ở thôn Đăk Mế, xã Bờ Y, tỉnh Kon Tum chia sẻ: Mỗi năm đót nở bông từ tháng 11 cuối năm này đến tháng 3 năm sau, nhưng người dân chỉ hái đót đến hết tháng 1 vì khi bông đót đã nở bung hết rồi thì không thể làm chổi được nữa. Năm nào vợ chồng chị cũng tranh thủ thời gian này đi hái đót kiếm tiền ăn Tết và mua sách vở, dụng cụ học tập chuẩn bị cho con vào học kỳ mới. Đót tươi được bán cho thương lái với giá 5-7 nghìn đồng/kg, một ngày cũng có thể kiếm được 300-400 nghìn đồng. Nếu phơi khô đót bán được giá hơn.

“Chúng tôi tập hợp thành từng nhóm, dậy từ sáng sớm, men theo những sườn núi, quả đồi để tìm đót, thậm chí có khi phải vào tận rừng sâu để hái những bông đót to, đẹp vừa chớm nở. Trung bình mỗi ngày một người hái 20-30kg đót, hôm nào may mắn trúng được vào khu vực nhiều đót mà chưa có ai phát hiện có khi hái nửa tạ”, chị Y Srâu cho hay.

Không khí thu hái bông đót đang nhộn nhịp khắp các nẻo đường huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum. Anh Đinh Văn Hành, thôn 4, thị trấn Đăk Rve cho biết: Đót là món quà của đại ngàn ban tặng cho đồng bào mình, nhờ cây đót mà bà con có thêm thu nhập để trang trải ngày Tết. Một ngày đi hái đót mang lại cho gia đình vài trăm nghìn đồng.

Không chỉ những người đi bóc đót, người đi phơi đót thuê cho thương lái cũng tấp nập vào vụ. Việc phơi đót thuê cũng đang giải quyết việc làm thời vụ cho hàng trăm lao động tại địa phương, với thu nhập 150.000 đồng/người/ngày.

Bông đót là nguyên liệu tự nhiên, đa dụng, hoa có thể dùng làm chổi, cũng có thể dùng làm vật liệu-xây dựng... Cũng chính vì vậy, đót đang là sản phẩm tự nhiên được thương lái đặt và thu mua về để tiêu thụ.

t7_3

Nhiều năm làm nghề thu mua đót, bà Cao Thị Hồng, thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, cho biết: Sau khi mua đót tươi về nhà bà phơi khô, tự gia công làm thành chổi bán cho người dân. Thời điểm nhiều đót, bà thu mua, phơi khô rồi bán lại cho thương lái miền xuôi với giá 20-25 nghìn đồng/kg.

“Mấy năm trước đót nhiều, mỗi ngày gia đình tôi mua được khoảng 1 tấn đót tươi. Năm nay, thời tiết lạnh bất thường và đót cũng dần khan hiếm nên mỗi ngày chỉ mua được vài tạ”, bà Hồng nói.

Cùng vào mùa vụ, những ngày qua, người dân thôn 3, xã Hòa Tiến, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk cũng tất bật vào mùa làm chổi đót. Xuất phát từ nhu cầu của các gia đình, bà con trong vùng, nghề làm chổi đót ở thôn 3 đã hình thành hàng chục năm nay, vẫn duy trì, phát triển hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Hiện nay, ở thôn 3 có khoảng vài chục hộ làm chổi chuyên nghiệp, mỗi năm thu mua hàng chục tấn đót.

Ông Đinh Hữu Sót, một hộ dân trong thôn cho biết: Thu nhập từ nghề làm chổi đót không cao, nhưng đổi lại ngày nào cũng có việc để làm nên đem lại thu nhập ổn định cho gia đình từ 4-5 triệu đồng/tháng. Tính ra vẫn hơn làm nông nghiệp.

Chính vì vậy mà trước đây, nghề làm chổi chỉ là nghề phụ nhưng nay, nó đã trở thành nghề chính của một số hộ gia đình ở thôn 3. Mùa đót là thời điểm người dân thôn 3 thu mua ở các huyện như M’đrăk, Krông Puk, Krông Bông… để dự trữ làm chổi bán cả năm.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.