Lá bưởi và hoa bưởi chứa tinh dầu; dịch ép múi bưởi chứa đường, vitamin C; vỏ quả có tinh dầu, flavonoid và pectin; hạt chứa dầu béo...
1. Chữa ho nhiều, đàm khí nghịch:– Cơm bưởi 100g, rượu gạo 15ml, mật ong 30ml, chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần.
– Cơm bưởi cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên.
2. Rối loạn tiêu hóa, thai phụ miệng nhạt, nước dãi trào ngược– Cơm bưởi 60g, ăn hết một lần, mỗi ngày ăn 3 lần.
– Nước bưởi, mỗi lần dùng 50g, ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày.
– Bưởi 5-8 quả ép lấy nước, dùng lửa nấu đặc, thêm 500g mật ong, 100g đường phèn, 10ml nước gừng tươi, cùng nấu thành dạng cao, để nguội, đựng trong lọ. Mỗi lần dùng 15ml, ngày 2 lần, dùng liền 5 ngày.
3. Hôi miệng, giải rượu– Cơm bưởi 100g, nhai nuốt dần dần.
– Bưởi 1 quả lấy nước, vỏ quít 10g, gừng tươi 6g, thêm đường đen lượng vừa nấu chung, mỗi ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 5 ngày.
4. Say tàu xe hay rối loạn tiêu hóa, miệng nhạt buồn nôn do cảmMứt bưởi 30-60g, nhai nuốt dần.
5. Đau khớp hay té ngã sưng đauVỏ bưởi tươi 250g, gừng tươi 30g, cùng băm nhuyễn, đắp tại chỗ, mỗi ngày thay 1 lần.
6. Dị ứng da hay mẩn ngứa không rõ nguyên nhânBưởi da xanh 1 quả, cắt bổ nguyên quả, nấu nước thoa rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 3 lần, đồng thời có thể ăn bưởi 60g, mỗi ngày 3 lần.
7. Thoát vị bẹn, sa đìHạt bưởi 15g, băm nhuyễn nấu nước uống, ngày uống 1 lần vào sáng và chiều.
8. Bong gân, sưng khớp do lạnh, chấn thươngLá bưởi không kể liều lượng, nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm tại chỗ.
CĐ