Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Món bánh “vừa nặn vừa ăn” của người Sán Dìu

Lam Anh (t/h) - 16:43, 11/03/2022

Sẽ thật tuyệt vời khi ngoài trời mưa xuân, trong bếp, mọi người quây quần quanh một mâm bột còn bốc khói nghi ngút, bên cạnh là bát nhân bánh đã trộn đủ đường, vừng, lạc thơm nức. Nặn tới đâu, ăn tới đó, nóng ấm, dẻo thơm, ngọt, bùi hòa quyện, ăn no không chán. Bánh ngon, thơm thảo như cái tình của đồng bào Sán Dìu ở Quảng Ninh.


Công đoạn nặn bánh bạc đầu
Công đoạn nặn bánh bạc đầu

Chỉ mới nghe tên bánh là bánh bạc đầu, hẳn mọi người đã thấy tò mò, thích thú. Nhưng nếu ai từng thưởng thức món ăn đặc sản của người Sán Dìu này thì chắc chắn còn ấn tượng hơn nhiều.

Bánh bạc đầu là món bánh được làm từ gạo nếp, làm xong được phủ một lớp bột trắng bên ngoài chống dính, phải chăng chính vì như vậy nên người ta gọi nó là bánh bạc đầu... Có dịp tới vùng đất mỏ Quảng Ninh, đến thăm làng của người dân tộc Sán Dìu dịp lễ, tết, bạn sẽ được mời nếm thử món bánh này.

Để làm bánh bạc đầu, đầu tiên người ta giã hoặc xay nhuyễn gạo nếp rồi nặn thành bánh, bên trong có nhân lạc, vừng... Nói thì đơn giản vậy nhưng thực ra nó được chế biến rất công phu và cần phải có bàn tay khéo léo của những người thợ làm bánh. Từ khâu chọn nguyên liệu, xay bột làm nhân... Khi mùa gặt kết thúc, người ta chọn loại gạo nếp chất lượng tốt nhất, thơm ngon nhất để làm nguyên liệu chế biến. Gạo được nhặt kỹ, tuyệt đối không được lẫn gạo tẻ, đem ngâm nước từ 10-15 phút cho tới khi ngấm vừa đủ nước, dễ dàng bẻ vỡ đôi, mới vớt ra để ráo rồi đem giã bằng cối đá theo cách thủ công cho đến khi thành bột. Sau đó bột lại tiếp tục được lọc kỹ bằng rây.

Những phần gạo giã chưa kỹ lại tiếp tục mang giã cho tới khi thành bột tinh. Công đoạn này có khi mất đến nửa ngày. Tuy nhiên ngày nay việc giã gạo đơn giản hơn khi có máy xay, nhưng vẫn phải đảm bảo tinh bột nhỏ, mịn, trắng, sờ thấy mát mát mới đạt yêu cầu.

Hấp dẫn món bánh bạc đầu của người Sán Dìu
Hấp dẫn món bánh bạc đầu của người Sán Dìu

Khi đã có bột nếp, nó được hòa nước ấm, rồi đánh thật kỹ, xắt thành từng cục nhỏ, nặn hình lá tròn, mỏng thả vào nồi nước sôi. Bánh được luộc cho tới khi nổi đều lên mặt nước thì coi như đã chín, lúc đó mới vớt ra ngoài. Những cục bột vừa mới vớt còn nóng hôi hổi được trộn tiếp với bột gạo nếp, đánh kỹ cho nguội bớt, sau đó nặn thành từng lá bột tròn, mỏng, rộng như miệng bát rồi đặt nhân vào giữa, nặn thành những chiếc bánh tròn, xinh xắn. Mỗi chiếc bánh nặn xong đều được lăn đều qua một lớp bột mịn...

Nhân bánh được làm từ vừng, lạc rang giã nhỏ, trộn đều với đường trắng xay nhỏ. Để bánh ngon và dậy mùi, nhiều nơi còn cho thêm đậu xanh vào nhân bánh hoặc làm nhân bánh bằng bột đậu. Một chiếc bánh ngon có bột lọc kỹ có thể nhìn thấy nhân mờ mờ sau lớp áo bột nếp, ăn có vị thanh, thơm mùi gạo nếp, lạc vừng. 

Không giống nhiều món bánh khác, bánh bạc đầu hoàn toàn không cần chiên rán hay hấp mà chỉ luộc nên ăn ngọt man mát, không béo, người già, trẻ em đều thích. Nếu là khách đường xa mới ăn món này lần đầu, bạn sẽ  rất ấn tượng bởi vị thanh, thơm dịu và không ngấy của món ăn.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.