Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi

PV - 18:04, 01/03/2022

Nhiều năm gần đây, du khách có dịp ghé thăm không gian văn hóa Tà Ôi tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đều được thưởng thức hương vị đặc biệt của món món bánh a quát - bánh “tình yêu”. Đây được xem là món ăn mà người Tà Ôi dùng để thiết đãi khách quý và có mặt trong hầu hết các lễ hội, dịp trọng đại của dân tộc mình.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi

Bánh a quát được đồng bào Tà Ôi gói bằng lá a ting, theo tiếng Kinh gọi là lá đót. Gạo làm bánh là gạo nếp than. Với người Tà Ôi, nếp than là loại nếp quý nhất và cũng là nguyên liệu duy nhất làm nên món bánh đặc trưng này. Hạt nếp than bắt đầu ngậm sữa thì đen bóng. Hạt nếp khi xay ra cũng có màu đen, đun lên vẫn giữ được màu sắc và có độ dẻo dính, hương thơm đặc biệt. Đây là loại gạo mà người Tà Ôi gọi là hạt ngọc của trời, hạt ngọc của Giàng....

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi 1

Trong quá trình giã nếp, những người phụ nữ cố gắng giã thật đều tay để hạt nếp không gãy vụn. Nếu có hạt gãy vụn thì đồng bào sẽ sàng sảy để chọn lại. Theo một số người Tà Ôi giải thích, điều này thể hiện sự vẹn toàn trong tình yêu của đồng bào qua những tích truyện từ xưa.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi 2

Theo tập quán của người Tà Ôi, vào ngày lễ hội, người Tà Ôi thường làm bánh a quát để tiếp đãi khách, hoặc làm quà biếu khách quý. Bánh thường được dùng trong các dịp mừng lúa mới, cưới xin, lễ tổ tiên.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi 3

Đặc biệt, trong lễ cưới, những cặp bánh a quát được người Tà Ôi chọn làm món quà hồi môn, cô gái Tà Ôi nào cũng phải làm món bánh này để mang về nhà chồng. Người mẹ khi tới thăm gia đình con gái đã đi lấy chồng cũng không thể thiếu những tấm bánh thơm thảo này. Cũng bởi vậy mà ngay từ nhỏ, các bé gái người Tà Ôi đã được bà, được mẹ hướng dẫn làm bánh a quát.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi 4

Bánh a quát rất nhỏ, có hai đầu nhọn như cái sừng trâu. Bánh được chế biến tương tự như các loại bánh chưng, bánh tét. Khi làm bánh, bà con Tà Ôi không ngâm gạo nếp trước khi gói mà công đoạn này được thực hiện sau khi gói xong. Bánh không có nhân như bánh chưng, bánh tét mà hoàn toàn chỉ có nếp than. Sự thơm ngon của bánh được thể hiện qua nguyên liệu nếp, lá gói bánh và kỹ thuật ngâm nước, nấu bánh.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi 5

Để làm kịp bánh cho các lễ hội, các đám cưới, ngay từ sáng tinh mơ những người phụ nữ Tà Ôi đã đi vào rừng hái lá để chuẩn bị các nguyên liệu làm bánh. Lá đót làm bánh a quát được người dân lựa chọn rất kỹ, là những lá không được rách, có độ mềm dẻo, không quá già cũng không được quá non.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi 6

Khi gói bánh a quát, người Tà Ôi cầm ngửa lá đót, rồi quấn ngọn hoặc gốc lá đót vòng quanh ngón tay cái hai vòng để tạo hình chóp nón rồi lật ngược và bốc nếp bỏ vào cho đầy. Sau đó nghiêng hình chóp có nếp và dùng tay quấn phần gốc hoặc ngọn còn lại của lá đót thành một hình chóp thứ hai, hoặc thứ ba, tượng trưng cho một con trâu hoàn chỉnh, đủ thân hình và đôi sừng rất đẹp. Sau khi được buộc thành từng cặp, bà con ngâm bánh trong chậu nước từ 1-2 tiếng rồi mới đem đi luộc để đảm bảo bánh mềm, dẻo. Bánh a quát chín, bóc tách từng lớp lá sẽ hiện ra thân bánh có màu đen phớt hồng rất đẹp mắt. Khi đưa lên thưởng thức, bánh có vị bùi bùi, thơm thơm.

Bánh “tình yêu” của đồng bào Tà Ôi 7

Những cặp bánh vừa mới ra lò, dẻo thơm, nóng hổi cũng chính là những tình cảm mà người Tà Ôi muốn gửi gắm. Bánh a quát được bó thành một cặp, chiếc lớn hơn tượng trưng cho người con trai và chiếc bánh nhỏ hơn là hiện thân của người con gái. Việc coi trọng bánh a quát của người Tà Ôi bắt nguồn từ những truyền thuyết mà cha ông lưu truyền lại. Người Tà Ôi gói bánh a Quát không chỉ để thưởng thức cái ngon mà còn thể hiện sự biết ơn ông bà tổ tiên đã cho mình cuộc sống, cho mình cái ăn, cho mình hạt lúa, hạt nếp.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.