Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà ri chà – Đậm đà vị Tết của người Chăm

Lam Anh (t/h) - 12:12, 08/01/2022

Tới những ngôi làng người Chăm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi thánh đường uy nghi, được tận mắt chứng kiến hình ảnh các cô gái Chăm thêu thùa bên khung cửa sổ, mà thực khách còn được thưởng thức những món ăn ngoncủa người Chăm theo đạo Hồi Islam. Đặc biệt là món cà ri chà trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Cà ri là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của đồng bào Chăm
Cà ri là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của đồng bào Chăm

Du khách đến làng Chăm mà không thưởng thức món cà ri Chà là một “thiếu sót lớn” và mất đi phần nào ý nghĩa của chuyến đi. Đặc biệt ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, đàn ông người Chăm nấu món cà ri rất ngon.

Người địa phương thường gọi người Chăm là “chà va” (đọc từ chữ Java) nên món cà ri của người Chăm được gọi là cà ri chà. Người Chăm sử dụng rất nhiều gia vị, hương liệu trong nấu ăn, nhất là bột cà ri và lá dứa (còn gọi là lá cà ri tươi), hành tím, tỏi... là những món gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị món ăn. Trong các món ăn của người Chăm, thành phần không thể thiếu là nước cốt dừa. Nước cốt dừa được thắng rất đặc để “làm mặt” khi nấu cà ri xong thì phủ lên. Người đầu bếp không chỉ dùng nhiều ớt trái nấu chung với nguyên liệu mà còn tăng cường cả ớt khô.

Để có được nồi cà ri thơm ngon, ngay từ khâu chuẩn bị các nguyên liệu đã được đồng bào lựa chọn một cách tỉ mỉ và công phu. Bên cạnh đó, quan trọng nhất vẫn là sự “khéo tay” của phụ nữ Chăm trong cách phối trộn nguyên liệu, béo mà không ngán, cay mà vẫn ngon. Nếu muốn thết đãi khách bằng những món ăn này, gia chủ phải chuẩn bị và nấu từ ngày hôm trước. Thành phần chủ lực để chế biến 3 món ăn trên là các nguyên liệu như: Thịt bò, gà, dê, cá; bột cà ri đặc trưng và lá cà ri.

Hấp dẫn món cà ri chà của người Chăm
Hấp dẫn món cà ri chà của người Chăm

Thịt dê làm xong được chặt miếng, ướp sả, tỏi bằm, hành ta, hành tây, gừng, riềng, bột cà ri, tiêu, ớt (tươi và khô), đường, bột ngọt, sữa tươi, sa tế, muối, xì dầu. Để khoảng một giờ cho thấm. Phụ gia gồm khoai tây (cắt vuông, chiên vàng) cà chua hộp, bột mì. Bắc chảo dầu lên bếp đun lửa già, phi tỏi thơm, cho một muỗng canh cà chua hộp xào chung với cà chua tươi cắt miếng, rồi cho thịt dê vào, xào săn, đổ thêm chút nước dảo (vắt dừa nạo) ngập thịt, nấu mềm. Lần lượt cho vào: củ sả đập dập, một số ớt trái, lá cà ri, khoai tây, bột mì (đã quậy lỏng với nước), cuối cùng là nước cốt dừa, mấy cọng hành, cuối cùng rắc một chút tiêu xay vào. Tuy được nấu với rất nhiều nước cốt dừa, nhưng khi hoàn thiện thì chỉ sền sệt và trở nên vàng sánh, rất đẹp mắt.

Theo ông Gosaly, Chánh Văn phòng Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh (Islam) An Giang cho biết: Mỗi loại phụ liệu trong món ăn này đều được nấu riêng, sau đó nấu chung lại với nhau để tạo cho hương vị hòa quyện. Một món cà ri ngon phải bắt mắt với màu sắc cà ri thật tươi, mùi vị thơm. 

Phụ nữ Chăm ăn Tết với cà ri chà
Phụ nữ Chăm ăn Tết với cà ri chà

Cà ri chà thường được ăn kèm với bún, bánh mì, song đặc biệt rất ngon nếu bạn được ăn với cơm nị - cơm được nấu với nước cốt dừa và nhiều loại gia vị khác nhau. Ngoài cà ri dê, người ta có thể nấu cà ri chà bằng thịt gà, thịt cừu hay hải sản (kể cả cá hồi), mỗi loại mang những hương vị độc đáo riêng.

Ngồi trên nhà sàn của người Chăm, gió lồng lộng từ sông thổi vào mà thưởng thức món cà ri thì còn gì bằng. Vị béo, cay và hương vị đậm đà của cà ri chà như níu kéo du khách muốn quay lại làng Chăm lần sau. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.