Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao

Vũ Mừng - 10:20, 21/03/2025

Dân tộc Cờ Lao là một trong số ít các dân tộc thiểu số sinh sống ở chân dải Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) còn lưu giữ được nghề thêu thổ cẩm truyền thống. Qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Cờ Lao đã tạo ra những sản phẩm với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Dưới đây là một số hình ảnh người phụ nữ Cờ Lao giữ nghề thổ cẩm.

Những năm trước đây, nghề thêu thổ cẩm của đồng bào Cờ Lao được duy trì để phục vụ nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình.
Những năm trước đây, nghề thêu thổ cẩm của đồng bào Cờ Lao được duy trì để phục vụ nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình
Mỗi bộ trang phục được người phụ nữ Cờ Lao tỉ mỉ thêu tay nhiều chi tiết nên mỗi năm chỉ hoàn thành được từ 1-2 bộ quần, áo mới cho các thành viên trong gia đình để mặc vào những dịp lễ, tết quan trọng.
Mỗi bộ trang phục được người phụ nữ Cờ Lao tỉ mỉ thêu tay nhiều chi tiết nên mỗi năm chỉ hoàn thành được từ 1-2 bộ quần, áo mới cho các thành viên trong gia đình để mặc vào những dịp lễ, Tết quan trọng
Nói tới nghề nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống của dân tộc Cờ Lao phải kể đến đến kỹ thuật thêu hoa văn chỉ màu, hoa văn gợn sóng và kỹ thuật khâu đáp độc đáo.
Nói tới nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống của dân tộc Cờ Lao, phải kể đến đến kỹ thuật thêu hoa văn chỉ màu, hoa văn gợn sóng và kỹ thuật khâu đáp độc đáo
Vẻ đẹp phụ nữ Cờ Lao trong trang phục truyền thống
Vẻ đẹp phụ nữ Cờ Lao trong trang phục truyền thống
Khăn đội đầu, cổ áo, tay áo được thêu trang trí các mảng hoa văn hình ô vuông, quả trám, các hình tam giác nhỏ hoặc đính tua len các màu, giúp tôn thêm vẻ đẹp rực rỡ.
Bộ trang phục truyền thống gồm khăn đội đầu, áo, quần. Khăn đội đầu, cổ áo, tay áo được thêu trang trí các mảng hoa văn hình ô vuông, quả trám, các hình tam giác nhỏ hoặc đính tua len các màu, giúp tôn thêm vẻ đẹp rực rỡ
Từ nguồn vốn của Tiểu dự án 1 – Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), cuối năm 2024, Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cờ Lao thôn Tà Chải xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được thành lập với 12 thành viên.
Từ nguồn vốn của Tiểu dự án 1 – Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), cuối năm 2024, Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cờ Lao thôn Tà Chải xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang được thành lập với 12 thành viên
Dự án không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống của dân tộc Cờ Lao mà còn tạo việc làm, góp phần xóa nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Dự án không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống của dân tộc Cờ Lao mà còn tạo việc làm, góp phần xóa nghèo, phát triển kinh tế địa phương
Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tin tưởng của các thành viên trong nhóm, Chi Hội trưởng Chi Hội phụ nữ thôn Tà Chải Min Thị Nguyệt được cử là Nhóm trưởng.
Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tin tưởng của các thành viên trong nhóm, chị Min Thị Nguyệt, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Tà Chải được cử là Nhóm trưởng
Với nguồn vốn của Chương trình 1719, Nhóm Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cờ Lao thôn Tà Chải xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã được hỗ trợ tám chiếc máy may điện tử Juki DDL-900A, hai chiếc máy thêu Brother GS-2700, cùng bàn là, cùng chỉ may, chỉ thêu, phấn màu, thước gỗ, thước dây...
Với nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cờ Lao thôn Tà Chải, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì đã được hỗ trợ 08 chiếc máy may điện tử Juki DDL-900A, hai chiếc máy thêu Brother GS-2700, bàn là, chỉ may, chỉ thêu, phấn màu, thước gỗ, thước dây...
Với cung cách quản lý và làm việc khoa học, các thành viên của Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cờ Lao thôn Tà Chải đã hoàn thiện đơn hàng đầu tiên của mình vào đầu tháng 3 vừa rồi.
Với cung cách quản lý và làm việc khoa học, các thành viên của Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cờ Lao thôn Tà Chải đã hoàn thiện đơn hàng đầu tiên của mình vào đầu tháng 3 vừa rồi
Trưởng nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cờ Lao thôn Tà Chải Min Thị Nguyệt chia sẻ: “Trước mắt em cùng mọi người tập trung hoàn thiện trang phục nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng trong nhân dân trong vùng
Trưởng nhóm Min Thị Nguyệt chia sẻ: “Trước mắt, nhóm sẽ tập trung hoàn thiện trang phục nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng cho Nhân dân trong vùng
Nhóm sẽ dần cải tiến, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống để cung cấp cho các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.
Nhóm sẽ dần cải tiến, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống để cung cấp cho các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì
Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì Trần Chí Nhân đánh giá: Từ trước tới nay, người Cờ Lao ở Tà Chải mình chưa bao giờ quên đi nghề dệt truyền thống, nhưng để đánh giá đúng mực thì từ khi Dự án đi vào thực hiện, các chị, các mẹ duy trì, giữ nghề sôi nổi và hiệu quả hơn hẳn!
Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì Trần Chí Nhân đánh giá: Từ trước tới nay, người Cờ Lao ở Tà Chải mình chưa bao giờ quên đi nghề dệt truyền thống, nhưng để đánh giá đúng mực thì từ khi Dự án đi vào thực hiện, các chị, các mẹ duy trì, giữ nghề sôi nổi và hiệu quả hơn hẳn!

Theo báo cáo của chính quyền địa phương, xã Túng Sán có 647 hộ dân với 3.141 nhân khẩu, trong đó có 220 hộ với 1.070 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Cờ Lao sinh sống tại 8 thôn trên địa bàn xã. Những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719 mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của người Cờ Lao trên địa bàn xã có nhiều chuyển biến tích cực.


Tin cùng chuyên mục
Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Diện mạo mới trên các bản làng vùng cao Bắc Giang

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các cấp, ngành, các địa phương trong toàn tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để triển khai. Sau gần 4 năm, diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang đã có những chuyển biến căn bản; kinh tế - xã hội có bước phát triển, tỉ lệ hộ nghèo giảm sâu, góp phần vào thành công chung của Chương trình MTQG 1719 của cả nước.