Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Đường dây nóng:
024.3839.8987
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
Tin tức - Thời sự
Thông tin chương trình
Bộ - Ngành
Địa phương
Khởi sắc bản làng
Khơi dậy tiềm năng
Góc nhìn qua các dự án
Multimedia
Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi
Tin tức - Thời sự
Thông tin chương trình
Bộ - Ngành
Địa phương
Khởi sắc bản làng
Khơi dậy tiềm năng
Góc nhìn qua các dự án
Multimedia
Về Hà Giang trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn
Vũ Mừng
-
11:50, 24/02/2025
Từ lâu, đồng bào dân tộc Pà Thẻn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã hình thành và lưu giữ được một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ phản ánh đậm nét đời sống tinh thần mà còn là niềm tự hào của người dân tộc Pà Thẻn tại vùng đất này.
Tweet
12-02-2025
Nhộn nhịp chợ phiên miền biên ải
22-01-2025
Gặp lại ở Hố Quáng Phìn...
Thôn Đồng Tiến (xã Yên Thành, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) là địa bàn sinh sống và định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Pà Thẻn. Chỉ tính riêng dân tộc Pà Thẻn, thôn có 65 hộ, với hơn 400 nhân khẩu. Cùng với các dân tộc Pu Péo, Bố Y, Cờ Lao, Lô Lô, Pà Thẻn là một trong những dân tộc có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Do đó, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Pà Thẻn được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm
Năm 2023 từ nguồn vốn của Tiểu Dự án 1 - Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) HTX dệt thổ cẩm Pà Thẻn thôn Đồng Tiến được thành lập
Sau hai năm thành lập, tới nay HTX dệt của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây luôn duy trì hơn 60 xã viên và đã dạy nghề cho hàng chục con em tại địa phương
Sau khi dệt vải, người phụ nữ Pà Thẻn dùng các loại vải có màu sắc như đỏ, trắng, xanh và đen cắt nhỏ ghép với những mảnh vải được thêu hoa văn. Do đó, để tạo nên một bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Pà Thẻn rất cầu kỳ và mất nhiều thời gian
Trang phục thổ cẩm của người Pà Thẻn không chỉ là những bộ y phục đơn thuần, mà đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật, mang trong mình vẻ đẹp sâu sắc về thẩm mỹ và tâm hồn của dân tộc. Những người phụ nữ Pà Thẻn với đôi tay khéo léo đã thổi hồn vào từng sợi chỉ, từng hoa văn để tạo ra những tấm vải thổ cẩm mang đậm dấu ấn của thiên nhiên, con người và những câu chuyện về truyền thống
Mỗi bộ trang phục là một câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt, về mối quan hệ gắn bó giữa con người với đất trời, là sự hòa quyện của nghệ thuật tạo hình, kỹ thuật dệt vải và tinh thần sáng tạo vô biên
Ngay từ khi còn nhỏ, những cô gái Pà Thẻn đã được bà, mẹ truyền dạy nghề “canh cửi” – nghệ thuật dệt thổ cẩm, thêu hoa, ghép vải. Đây không chỉ là những kỹ năng sống còn, mà còn là phần thưởng vô giá mà các bậc tiền bối trao truyền lại cho thế hệ mai sau
Họ học từng đường kim mũi chỉ, để rồi qua bàn tay tỉ mỉ của mình, những sợi vải thô ráp trở thành những tấm thổ cẩm tinh xảo, sắc màu hài hòa như những bức tranh thiên nhiên sống động
Mỗi chiếc khung cửi là một không gian sáng tạo, nơi những người phụ nữ Pà Thẻn không chỉ dệt nên vải vóc mà còn dệt lên những ước mơ, những khát vọng và câu chuyện của chính mình
Mỗi tấm vải không chỉ mang đậm dấu ấn của phong cảnh thiên nhiên, mà còn thể hiện sự gắn kết chặt chẽ với đời sống cộng đồng, với những hình ảnh gần gũi như con trâu, con chim, cây cỏ, tượng trưng cho sức mạnh, sự sinh sôi và thịnh vượng. Những hoa văn kỳ công không chỉ là sự thể hiện vẻ đẹp bên ngoài, mà còn là lời cầu nguyện của người Pà Thẻn về một cuộc sống đủ đầy, ấm no
Người phụ nữ dân tộc Pà Thẻn luôn luôn tự hào về bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Bằng đôi bàn tay khéo léo và tài hoa cùng với sự cần mẫn chăm chỉ bên khung cửi mà các bà, các chị người Pà Thẻn dệt lên những bộ váy áo cầu kỳ độc đáo, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Pà Thẻn
Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn
Pà Thẻn
dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn
Quang Bình
Hà Giang
Có thể bạn quan tâm
Chạm vào Hà Giang: Điểm đến hấp dẫn (Bài cuối)
Chạm vào Hà Giang: Những người lữ hành đích thực (Bài 2)
Chạm vào Hà Giang: Tiếng khèn Mông “vang xa” 10.000 cây số (Bài 1)
Tin cùng chuyên mục
Các Chương trình MTQG tạo bước phát triển mới cho Phìn Ngan
Phìn Ngan là xã còn nhiều khó khăn của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Thời gian qua nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (Chương trình MTQG) đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương vùng khó này.
Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719
Thoát nghèo nhờ Chương trình MTQG 1719
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Các Chương trình MTQG tạo bước phát triển mới cho Phìn Ngan
Động lực mới từ Chương trình MTQG 1719
Thoát nghèo nhờ Chương trình MTQG 1719
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động từ Chương trình MTQG 1719
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719
An Giang: Không ngừng nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Yên Bái nỗ lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719
Cây mắc ca giúp nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS ở Đăk Glei
Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS từ Dự án sắp xếp, ổn định dân cư
Tin tức - Thời sự
Thông tin chương trình
Bộ - Ngành
Địa phương
Khởi sắc bản làng
Khơi dậy tiềm năng
Góc nhìn qua các dự án
Multimedia