Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Lục Yên (Yên Bái): Loay hoay tìm quỹ đất

PV - 11:00, 27/11/2018

Trước đây, huyện miền núi Lục Yên là một khu vực đất rộng, người thưa. Thế nhưng, trong những năm gần đây, người dân lại phải đối diện với tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất một cách trầm trọng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân gia tăng dân số cùng với việc thay đổi các yếu tố tự nhiên.

Áp lực từ dân số

Xã Mường Lai, huyện Lục Yên vốn là một xã vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt. Trước năm 1945, xã Mường Lai gồm 2 xã là Cổ Văn và Từ Hiếu, tổng dân số chỉ có 170 hộ. Tuy nhiên hiện nay, xã Mường Lai đã phát triển lên gần 7.000 hộ. Việc gia tăng dân số một cách chóng mặt đã khiến quỹ đất ngày càng eo hẹp. Theo đó người dân buộc phải di chuyển đến sống cả những khu vực nguy hiểm.

Chị Hoàng Thị Giang phải tận dụng phần đất ở còn lại để cấy lúa và nuôi gà. Chị Hoàng Thị Giang phải tận dụng phần đất ở còn lại để cấy lúa và nuôi gà.

Ông Hoàng Văn Mới, Chủ tịch UBND xã Mường Lai cho biết, địa phương có 3 đập thuỷ lợi lớn là Roong Đeng, Tặng An và Từ Hiếu. Các hồ này đều nằm ở khu vực núi cao, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, do thiếu đất ở, hàng chục hộ dân vẫn di chuyển đến ở lại đây.

Ông Ma Văn Lâm sống cạnh đập Từ Hiếu cho biết, trước đây gia đình ông sống trong thôn Từ Hiếu, nhưng từ khi ông lập gia đình rồi sinh liền 4 người con khiến nhà ở cũ chật chội. Đất sản xuất thì càng ngày càng thiếu làm không đủ ăn. Vì vậy, từ năm 2000, gia đình ông chuyển đến khu ở mới ngay sát cạnh hồ. Ở đây tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng ông cũng đành chấp nhận vì rất khó tìm được nơi ở mới. Khi chuyển đến nơi ở này, gia đình ông cũng buộc lòng phải chuyển đổi sinh kế, từ trồng lúa sang nuôi cá. Nghề mới trước mắt cho thu nhập tương đối ổn nhưng rất bấp bênh, vì chỉ một cơn lũ là cả năm đó, gia đình không biết sinh sống thế nào.

Không chỉ riêng ông Lâm, xung quanh hồ Từ Hiếu, cũng như các hồ thủy lợi lớn ở xã Mường Lai, nhiều hộ vì cuộc sống mưu sinh đã phải chấp nhận bám trụ nơi ở mới, dù biết thiếu an toàn.

Quỹ đất ngày càng eo hẹp

Về xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, chúng tôi được nghe nhiều ý kiến lo lắng từ người dân. Bà Hoàng Thị Giang cho biết, nhà bà trước đây có 2 mẫu ruộng và hơn 1 sào đất ở. Thu nhập tuy không cao nhưng cấy lúa đủ ăn nên không phải lo thiếu lương thực. Tuy nhiên, những năm gần đây, hồ Thác Bà được cải tạo khiến phần đất ruộng nhà bà thường xuyên bị ngập úng. Một năm chỉ cấy được một vụ rồi nơm nớp lo, bởi nước hồ Thác Bà lên xuống thất thường. Năm nào nước lên cao coi như mất trắng. Vì vậy, hơn 1 sào đất ở, bà phải dùng để trồng thêm lúa, nuôi gà rất vất vả.

Cách nhà bà Giang không xa, ông Hoàng Văn Điền cho biết, từ khi thủy điện Thác Bà được xây dựng và nâng cấp, phần đất ruộng của người dân thường xuyên bị ngập lụt. Gia đình ông hiện cũng không còn làm ruộng được nữa, các con ông người đi làm công nhân khai thác đá tại địa phương, người phải xuống tận Thái Nguyên làm công nhân trong nhà máy. Còn vợ chồng ông mới ngoài 50 tuổi nhưng không còn ruộng để làm, chỉ quanh quẩn ở nhà nuôi gà, lợn. Cuộc sống rất túng thiếu.

Nói về vấn đề này, ông Hoàng Thái Quang, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Lục Yên cho biết, qua rà soát cho thấy, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 7.000 hộ thiếu đất ở và đất sản xuất; tập trung nhiều nhất ở các xã: Phúc Lợi (685 hộ) An Phú (616 hộ), Mường Lai (512 hộ), Minh Tiến (498 hộ), Lâm Thượng (531 hộ), Khánh Thiện (532 hộ)…

Nguyên nhân từ việc gia tăng dân số, cả về gia tăng tự nhiên và gia tăng do người dân di cư từ nơi khác đến. Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng thiếu đất còn do ảnh hưởng bởi BĐKK. Theo đó, nhiều vùng bị sa mạc hóa, nhiều vùng lại thường xuyên ngập úng. Vấn đề về quỹ đất thực sự đang khiến chính quyền địa phương hết sức lo lắng và chưa có giải pháp bền vững.

“Trong khi quỹ đất thiếu trầm trọng, thì việc hỗ trợ chuyển đổi nghề cũng chưa thực sự bền vững. Hiện, 100 % các hộ dân thiếu đất ở, đất sản xuất đều được nhận hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề. Tuy nhiên, người dân nhận tiền rồi loay hoay không biết học nghề gì, làm việc gì để sinh sống. Chúng tôi rất mong, thời gian tới sẽ nhận sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía lãnh đạo các cấp, các chuyên gia nghiên cứu chuyển đổi sinh kế một cách bền vững cho người dân địa phương”, ông Quang bày tỏ.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!