Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Linh thiêng Tết Rằm tháng 7 của người Dao

PV - 11:04, 25/08/2020

Nhắc đến người Dao, thường thì chúng ta nghĩ đến các di sản văn hóa phi vật thể như lễ cấp sắc, hát Páo dung hay các lễ hội thường niên được đồng bào dân tộc Dao tổ chức. Tuy nhiên, sự độc đáo trong phong tục của người Dao còn được thể hiện qua lễ đón Tết Rằm tháng 7 - Âm lịch đặc trưng.

Phụ nữ Dao đỏ thôn Tân Quang, xã Hoàng Khai (Yên Sơn) mặc trang phục truyền thống đón Tết
Phụ nữ Dao đỏ thôn Tân Quang, xã Hoàng Khai (Yên Sơn) mặc trang phục truyền thống đón Tết

Người Dao lấy ngày 14 (âm lịch) là ngày chính Rằm. Tuy nhiên, bà con không ăn Rằm vào mỗi ngày 14, mà rải ra cả tháng. Vào ngày chính Rằm, con cháu người Dao tụ họp đông đủ, cùng nhau sửa soạn mâm lễ cúng tưởng nhớ tổ tiên, các vị thần linh đã che chở trong suốt cả năm.

Thôn Tân Quang, xã Hoàng Khai (Yên Sơn) có gần 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Vào những ngày này, họ cũng rục rịch chuẩn bị lễ vật cần thiết để ăn Rằm. Bà La Thị Xuân, thôn Tân Quang, xã Hoàng Khai (Yên Sơn) cho biết, Bắt đầu từ ngày 1/7 (âm lịch), nhà nhà đều chuẩn bị gạo nếp ngon, lợn gà, rượu để chuẩn bị đón Rằm. Người Dao quan niệm ăn Rằm càng đông đủ con cháu, hàng xóm thì càng đông vui. Cỗ Rằm tháng Bảy được tổ chức theo từng gia đình. Nhà nào có điều kiện thì chuẩn bị 5 - 7 mâm cỗ để mời anh em, hàng xóm. Phụ nữ Dao trong những ngày này đều mặc quần áo truyền thống của dân tộc để đón Tết. Trong cuộc vui này, họ thường cùng nhau hát Páo dung hay múa các điệu truyền thống của dân tộc.

Anh Bàn Văn Quang, thôn Nà Lạ, xã Sơn Phú (Na Hang) cho biết thêm, Tết Rằm tháng Bảy của người Dao là một trong ba Tết lớn nhất trong năm bên cạnh Tết thanh minh (tháng 3 âm lịch) và Tết tạ ơn (tháng 12 âm lịch). Người Dao quy định cúng trước ngày 14 để tổ tiên có thể về nhận lễ, ngày 15 thì các vị trở về nơi các vị ngự để làm Rằm tháng 7. Người Dao có quan niệm “vạn vật hữu linh”, do họ tin vào sự tồn tại của “cõi thiêng”, nơi mà ở đó các linh hồn tổ tiên, thần linh vẫn đang dõi theo cuộc sống của họ ở trần thế. Vì vậy, người Dao có tục thờ cúng tổ tiên và thần linh để tỏ lòng biết ơn. Lễ vật cúng Rằm tháng Bảy được tổ chức theo từng gia đình, nếu gia đình nào không tự làm lễ cúng được thì sẽ mời thầy cúng về để làm lễ cúng cho gia đình mình. Nội dung của lễ cúng chủ yếu là mời tổ tiên về ăn tết cùng gia đình, mong tổ tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, gia đình được an khang, thịnh vượng.

Tết Rằm tháng Bảy của đồng bào Dao còn đặc biệt ở chỗ chỉ đến Rằm này các bà, các mẹ mới gói những chiếc bánh gù đen - một loại bánh đặc trưng của đồng bào Dao. Loại bánh này được làm từ gạo, giã với tro, thân cây vừng tạo thành bánh có màu đen, khi luộc chín có mùi vị rất lạ. Ngoài ra, còn bánh dày, bánh mật là những loại bánh không thể thiếu vào ngày Tết và Rằm tháng Bảy. Đối với người Dao, Tết Rằm tháng Bảy cũng là thời điểm để phân phát, bố thí thức ăn cho các cô hồn không nơi nương tựa. Đây chính là một tục lệ không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người Dao, thể hiện tấm lòng nhân ái đối với con người và chúng sinh.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.