Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người Dao giữ gìn văn hóa truyền thống

Nam Hương - 10:59, 10/06/2020

Trên mảnh đất sinh sống và định cư nhiều đời, người Dao ở huyện Nậm Pồ (Điện Biên) luôn biết cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời hòa nhập và phát triển cùng với các dân tộc khác như Mông, Thái, Khơ-mú…

Người Dao chuẩn bị thực hiện một nghi lễ trong Tết nhảy lửa
Người Dao chuẩn bị thực hiện một nghi lễ trong Tết nhảy lửa

Hiện nay, người Dao ở huyện Nậm Pồ sinh sống tập trung tại các bản: Huổi Sâu (xã Pa Tần), Huổi Cơ Dạo, Sín Chải (xã Nà Hỳ) và Vàng Đán (xã Vàng Đán) với tổng số hơn 350 hộ, trên 2.100 nhân khẩu (chiếm hơn 4% dân số toàn huyện). 

Qua kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể của ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên năm 2016, dân tộc Dao bảo tồn và phát huy được nhiều di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, như: Lễ cấp sắc, hát giao duyên, Tết nhảy lửa, Lễ cúng cơm mới, phong tục thờ cúng tổ tiên, Lễ đặt tên, Lễ cưới, Lễ tạ ơn bản vương, Lễ thêm đinh, thêm người…

So với các DTTS khác, dân tộc Dao có ngôn ngữ và chữ viết riêng. Họ sử dụng chữ Hán Dao để thể hiện và lưu giữ nhiều bộ sách cổ, có thể loại, nội dung phong phú từ tâm linh văn hóa, văn nghệ truyền thống đến các văn bản khế ước hoặc có nội dung như sách giáo khoa. 

Theo Nghệ nhân Lí Lìn Siểu, bản Sín Chải, xã Nà Hỳ thì hầu hết các cuốn sách mà ông ghi chép và lưu giữ cho đến ngày nay, nội dung đều nói về phong tục tập quán, Lễ cấp sắc, tập tục trong hôn Lễ, những bài hát giao duyên phục vụ văn hóa tinh thần cho bà con trong bản và trong xã.

“Chúng tôi luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình theo truyền thống cha truyền con nối. Bởi vậy bản thân tôi ngoài lưu truyền văn hóa dân tộc, còn mong muốn lập ra một câu lạc bộ truyền dạy cho các thế hệ con cháu để bản sắc dân tộc Dao không mất đi”, ông Siểu cho hay.

Với người Dao ở Nậm Pồ, nét văn hóa dân tộc dễ dàng nhận thấy nhất chính là sự độc đáo của trang phục truyền thống được thêu, may bởi chính những đôi bàn tay khéo léo của những phụ nữ trong bản. Từ người già đến thanh niên, nam giới hay nữ giới, ai cũng mặc trang phục truyền thống của dân tộc trong sinh hoạt hằng ngày. 

Trang phục truyền thống của người Dao ở Nậm Pồ
Trang phục truyền thống của người Dao ở Nậm Pồ

Trang phục phụ nữ Dao khá cầu kỳ với áo váy có nền màu đen chủ đạo, kèm theo những đường họa tiết bằng chỉ đỏ, trắng, vàng, xanh được thêu tinh tế. Khi diện bộ trang phục lên người, phụ nữ Dao luôn kết hợp cùng với những món đồ trang sức bằng bạc nhằm tôn nên vẻ đẹp độc đáo và nổi bật. Trang phục của nam giới thì đơn giản hơn, chỉ là quần áo màu đen với hàng cúc cài bằng vải cuốn. 

Chúng tôi tới nhà Nghệ nhân Chảo Mùi Phẩy (70 tuổi) ở bản Sín Chải, xã Nà Hỳ. Nghệ nhân có đôi mắt tinh tường và đôi tay còn rất linh hoạt, vẫn miệt mài dạy các điệu múa truyền thống cho nhiều thế hệ phụ nữ trong bản. Nghệ nhân Chảo Mùi Phẩy cho biết, phụ nữ dân tộc Dao ai cũng biết hát, biết múa những bài dân ca dân tộc mình. Thường ngày khi nhàn rỗi, chúng tôi đều tụ họp về đây cùng nhau hát đối dân gian, hát ca dao, tục ngữ của dân tộc, múa các điệu múa truyền thống. 

“Tuy không nhớ hết được tên các bài hát của dân tộc nhưng có thể hát trên 20 bài khác nhau. Mỗi khi cất tiếng hát, tất cả phụ nữ trong bản lại cùng hát theo không sai một từ nào. Các bài hát đều nói về cuộc sống, công việc lao động, tình yêu đôi lứa, ca ngợi bản làng, quê hương của người dân tộc Dao”, Nghệ nhân Chảo Mùi Phẩy nói.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.