Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ phát lương Đức Thánh Trần Đền Trần Thương

Nguyệt Anh - 09:25, 05/02/2023

Đêm ngày 4/2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần Thương (xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) Ủy ban nhân dân huyện Lý Nhân tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần Xuân Quý Mão năm 2023.

Đại diện bô lão trong xã Trần Hưng Đạo đọc văn trình tại buổi lễ.
Đại diện bô lão trong xã Trần Hưng Đạo đọc văn trình tại buổi lễ.

Lễ phát lương Đức Thánh Trần Đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn đầu năm của tỉnh Hà Nam, được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Lễ hội diễn ra ngay tại ngôi đền chính là nơi Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo cho quân đội trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ thứ 13.

Du khách và nhân dân nhận lương tại các điểm phát lương tại đền Trần Thương.
Du khách và nhân dân nhận lương tại các điểm phát lương tại Đền Trần Thương.

Lễ phát lương được tổ chức vào giờ Tý đêm ngày 14, rạng ngày 15 tháng Giêng với các nghi trình: Lễ rước lương thảo từ kho lương vào trong đền làm lễ; lễ châm đuốc và dâng hương của các đại biểu cùng nhân dân và lễ rước lương thảo vào làm mật lễ tại hậu cung.

Nghi lễ phát lương Đức Thánh Trần Đền Trần Thương nhằm tái hiện lịch sử về "phát quân lương" khao quân của quân đội nhà Trần khi đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ ba (năm 1288).

Bên trong túi lương là các loại ngũ cốc, sản vật của vùng quê Lý Nhân gồm gạo nếp cái hoa vàng, đậu tương, ngô đỏ…
Bên trong túi lương là các loại ngũ cốc, sản vật của vùng quê Lý Nhân gồm gạo nếp cái hoa vàng, đậu tương, ngô đỏ…

Theo các bô lão của xã Trần Hưng Đạo giải thích; Hai chữ in trên túi lương là chữ Hán “Trần Thương”. Túi được làm bằng vải điều, màu đỏ tượng trưng cho Hỏa. Màu vàng của chữ tượng trưng cho Thổ. Bên trong túi gồm các loại ngũ cốc là sản vật của vùng quê Lý Nhân đó là nếp cái hoa vàng, đậu tương, ngô đỏ.

Việc tổ chức Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần vào dịp đầu năm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, đồng thời tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Ý nghĩa về giá trị tinh thần của lễ phát lương được thể hiện qua từng túi lương, theo người dân là cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu đón linh khí trời đất, cho một năm sung túc, nhà nhà no đủ, hạnh phúc.

Trước đó, trong sáng sớm 2/2/2023, (tức 12 tháng Giêng Quý Mão), các cụ cao niên và nhân dân xã Trần Hưng Đạo và Ban quản lý di tích Quốc gia đặc biệt đền Trần Thương đã làm lễ rước nước từ sông Hồng về đền Trần Thương theo nghi thức truyền thống đã có lịch sử hàng trăm năm và cho đến ngày nay vẫn được duy trì, gìn giữ như một nét đẹp văn hóa truyền thống mỗi dịp đầu xuân, đồng thời gợi nhớ nguồn gốc của dòng tộc nhà Trần.

Các đội chuẩn bị tế lễ.
Các đội chuẩn bị tế lễ.

Năm nay, Ban Tổ chức đã chuẩn bị hơn 10 nghìn gói lương và bố trí phát lương cho nhân dân và du khách thập phương ở 18 điểm quanh khu vực Đền Trần Thương từ 23 giờ ngày 4/2 đến hết ngày 6/2/2023 (tức ngày 16 tháng Giêng).

Cùng với phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đan xen như: Giải cờ tướng Hà Nam mở rộng; Các chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân và du khách thập phương.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.