Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Minh Anh - 21:03, 26/09/2023

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.

Lễ phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn sẽ diễn ra tại Tp. Hòa Bình
Lễ phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn sẽ diễn ra tại Tp. Hòa Bình

Sự kiện dự kiến sẽ quy tụ hơn 300 khách mời, đến từ nhiều địa phương. Tại Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn ngày 30/9 tại Hòa Bình, sẽ có triển lãm ảnh trưng bày những khoảnh khắc đẹp trong công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023.

Mục tiêu Chương trình là đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về làm mẹ an toàn, tập trung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn nhằm, góp phần giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Theo thông tin của Vụ Sức khỏe, Bà mẹ và Trẻ em, dự kiến Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 7/10/2023, tại 51 tỉnh có triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chương trình được kỳ vọng sẽ đem lại những kết quả tích cực vào công tác nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS, nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023, mỗi trạm y tế xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn. Cung cấp thông tin về Làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương. Ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã. Ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã. Vận động, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lơi để các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là các cơ quan tuyên truyền ở cấp huyện, xã đều có tin, bài về Làm mẹ an toàn.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Đặc biệt tổ chức truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm chăm sóc tại gia đình và cộng đồng. Lấy lực lượng y tế xã và y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản làm nòng cốt; lồng ghép và đẩy mạnh truyền thông, tư vấn qua cơ sở cung cấp dịch vụ y tế nhất là các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; lồng ghép các nội dung về Làm mẹ an toàn vào các sinh hoạt cộng đồng (Tổ dân cư, các câu lạc bộ, các đoàn thể, đặc biệt là Hội Phụ nữ…). 

Đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tăng cường hơn các dịch vụ liên quan đến Làm mẹ an toàn, tập trung vào 3 gói dịch vụ chăm sóc trước sinh, hỗ trợ chăm sóc trong sinh, hỗ trợ chăm sóc sau sinh.

Trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn tại các cơ sở, cần tập trung giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em như khám thai định kỳ, quản lý thai nghén và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến… để tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ này… Cử cán bộ có chuyên môn phù hợp hỗ trợ tại chỗ cho tuyến dưới khi có yêu cầu. Tổ chức hoạt động truyền thông tư vấn kết hợp cung cấp dịch vụ về Làm mẹ an toàn tại cộng đồng tại các xã khu vực III.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.