Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ “Mừng Lúa mới” của người Khơ Mú ở Lai Châu

Hà Minh Hưng - 19:25, 30/09/2023

Người Khơ Mú ở Lai Châu sống tập trung chủ yếu ở 2 huyện Nậm Nhùn và Than Uyên. Cuộc sống người Khơ Mú gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chính điều đó đã góp phần hình thành nên một hệ thống các nghi lễ nông nghiệp. Một trong các nghi lễ quan trọng trong đời sống, văn hóa người Khơ Mú là lễ “Mừng Lúa mới” hay còn gọi là “Mạ Mạ Mê”. Lễ diễn ra sau khi đã thu hoạch xong, nhằm tạ ơn tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho mưa thuận gió hòa, cây trồng tốt tươi và mùa màng được bội thu…

Trước khi thu hoạch lúa, các gia đình, dòng họ trong bản chọn đám nương của hộ gia đình nào đó trong bản tiến hành làm nghi lễ “Gọi hồn lúa” hay “Gọi mẹ lúa”, tiếng Khơ Mú gọi là “Mạ Ngọ”.
Trước khi thu hoạch lúa, các gia đình, dòng họ trong bản chọn đám nương của hộ gia đình nào đó trong bản tiến hành làm nghi lễ “Gọi hồn lúa” hay “Gọi mẹ lúa”, tiếng Khơ Mú gọi là “Mạ Ngọ”.
Việc thu hoạch lúa mang về làm lễ được thực hiện ngay trong buổi sáng sớm ngày tổ chức lễ.
Việc thu hoạch lúa mang về làm lễ được thực hiện ngay trong buổi sáng sớm ngày tổ chức lễ.
Các bông thu hoạch về sẽ được tẽ ra từng hạt theo cách làm riêng của người Khơ Mú.
Các bông thu hoạch về sẽ được tẽ ra từng hạt theo cách làm riêng của người Khơ Mú.
Sau đó lúa được sàng sảy sạch sẽ...
Sau đó lúa được sàng sảy sạch sẽ...
Phụ nữ Khơ Mú sẽ tự tay làm ra các sản phẩm cốm để dâng lên các đấng thần linh trong lễ cúng.
Phụ nữ Khơ Mú sẽ tự tay làm ra các sản phẩm cốm để dâng lên các đấng thần linh trong lễ cúng.
Lúa được rang lên để chuẩn bị làm cốm.
Lúa được rang lên để chuẩn bị làm cốm.
Cốm làm lễ mừng lúa mới được giã bằng tay theo cách làm truyền thống của người Khơ Mú.
Cốm làm lễ mừng lúa mới được giã bằng tay theo cách làm truyền thống của người Khơ Mú.
Dân bản làm thịt gà để dâng cúng lễ
Dân bản làm thịt gà để dâng cúng lễ
Trước ngày làm lễ, đàn ông trong bản lên rừng, xuống suối đánh bắt cá và bẫy thú về làm thực phẩm.
Trước ngày làm lễ, đàn ông trong bản lên rừng, xuống suối đánh bắt cá và bẫy thú về làm thực phẩm.
Người Khơ Mú ở (Lai Châu) quan niệm, mâm lễ cúng trong Lễ hội Mạ Mạ Mê càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện sự no đủ, phát đạt của gia đình, làng bản.  (Trong ảnh: Thầy cúng thực hiện nghi thức “Gọi hồn lúa” để mang lúa về nhà)
Người Khơ Mú ở (Lai Châu) quan niệm, mâm lễ cúng trong Lễ hội Mạ Mạ Mê càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện sự no đủ, phát đạt của gia đình, làng bản. (Trong ảnh: Thầy cúng thực hiện nghi thức “Gọi hồn lúa” để mang lúa về nhà)
Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.