Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nét đẹp văn hóa trong Lễ mừng nhà mới của người Khơ Mú ở Sông Mã

Thúy Hồng - 03:52, 01/09/2023

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La nói riêng, các cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung, việc làm nhà hay sửa nhà là việc đại sự. Vì thế, từ xa xưa đến nay, lễ vào nhà mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú là không thể thiếu khi dựng xong ngôi nhà mới hay về nhận nhà mới để ở. Lễ mừng nhà mới không chỉ là ngày vui của gia đình, mà còn có sự góp mặt chung vui của họ hàng, bà con dân bản mừng cho gia chủ.

Chủ gia đình chuẩn bị các đồ vật để làm lễ mừng nhà mới
Chủ gia đình chuẩn bị các đồ vật để làm lễ mừng nhà mới

Đồng bào dân tộc Khơ Mú thường có quan niệm: "Làm ăn có tháng, làm nhà có ngày" nên việc chọn ngày lành tháng tốt để vào nhà mới, là một trong những việc hệ trọng trong đời người. Đây là nghi thức có từ xa xưa vẫn được duy trì đến ngày nay.

Theo phong tục của đồng bào dân tộc Khơ Mú, nghi lễ vào nhà mới thường được người đàn ông, là chủ gia đình trực tiếp thực hiện nghi thức cúng trong lễ. Để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng này, gia chủ phải chuẩn bị các đồ dùng sinh hoạt gồm kiềng, chăn, mền, xoong nồi… Đặc biệt, không thể thiếu mâm lễ vật gồm: gà luộc, xôi, nội tạng lợn, rượu trắng, 1 đôi bát, 2 đôi đũa, 2 cái thìa, bát nước luộc gà, bát chẩm chéo.

Gia chủ mời một người cao niên trong bản, thường là già làng trưởng bản hoặc Người có uy tín trong cộng đồng, có gia đình hạnh phúc, kinh tế khá giả để đưa đồ lễ vào nhà mới
Gia chủ mời một người cao niên trong bản, thường là già làng trưởng bản hoặc Người có uy tín trong cộng đồng, có gia đình hạnh phúc, kinh tế khá giả để đưa đồ lễ vào nhà mới

Trước khi đến ngày vào nhà mới, gia chủ mời một người cao niên trong bản, thường là già làng, trưởng bản hoặc Người có uy tín trong cộng đồng, có gia đình hạnh phúc, kinh tế khá giả để làm người đại diện hỗ trợ trong ngày làm lễ vào nhà mới.

Lễ mừng nhà mới được đồng bào dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tái hiện tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam
Lễ mừng nhà mới được đồng bào dân tộc Khơ Mú ở xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tái hiện tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam

Khi vào nhà, chủ nhà mang cái ninh (chõ đồ xôi) đặt cạnh bếp thờ, đồ dùng sinh hoạt sẽ để ở vị trí phòng ngủ của gia chủ. Người em vợ sẽ nhóm lửa tại bếp cúng với ý nghĩa mong cho gia chủ làm ăn may mắn. Trong văn hóa truyền thống của người Khơ Mú, người em vợ rất được coi trọng, là vị trí không thể thiếu trong lễ vào nhà mới của đồng bào dân tộc Khơ Mú.

Người em vợ sẽ nhóm lửa tại bếp cúng với ý nghĩa mong cho gia chủ làm ăn may mắn
Người em vợ sẽ nhóm lửa tại bếp cúng với ý nghĩa mong cho gia chủ làm ăn may mắn
Sau khi em vợ nhóm bếp, bà chủ nhà sẽ bắt đầu đồ xôi tại bếp
Sau khi em vợ nhóm bếp, bà chủ nhà sẽ bắt đầu đồ xôi tại bếp
Các loại nhạc cụ như chiêng, sáo, bộ gõ bằng tre hoặc nứa,... không thể thiếu trong Lễ mừng nhà mới
Chiêng, sáo, bộ gõ bằng tre hoặc nứa,... là những nhạc cụ không thể thiếu trong Lễ mừng nhà mới
Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.