Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Hà Minh Hưng - 23:33, 04/06/2023

Nằm bên sườn dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ, có độ cao trên 1.300 m so với mực nước biển, từ lâu địa danh xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là điểm đến của nhiều du khách. Và đã thành thông lệ, cứ vào thứ Bảy của tuần cuối tháng, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On (Than Uyên) lại mang các sản vật ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt.

Một góc chợ phiên Nậm Pắt xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) khi mặt trời đã sáng tỏ.
Một góc chợ phiên Nậm Pắt xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu)
Chợ thu hút bà con các dân tộc Than Uyên và du khách.
Chợ thu hút đông đảo bà con các dân tộc ở Than Uyên và du khách đến trao đổi, mua bán
Chợ phiên Nậm Pắt không chỉ trao đổi hàng hóa thông thường mà nơi đây còn điểm gặp gỡ, kết bạn, giao lưu văn hoá của đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú của các xã Mường Kim, Ta Gia, Khoen On…
Chợ phiên Nậm Pắt không chỉ để trao đổi hàng hóa thông thường, mà nơi đây còn điểm gặp gỡ, kết bạn, giao lưu văn hóa của đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú của các xã Mường Kim, Ta Gia, Khoen On…
Mật ong, mộc nhĩ, măng, nấm, các loại rau rừng, cốm… là những sản vật nổi tiêng ở chợ phiên Nậm Pắt.
Mật ong, mộc nhĩ, măng, nấm, các loại rau rừng, cốm… là những sản vật đặc trưng ở chợ phiên Nậm Pắt.
Đến với chợ phiên, du khách không chỉ được tham quan, mua sắm những sản phẩm do chính những người dân nơi đây sản xuất, mà còn được tham quan những giá trị văn hóa phi vật thể được lưu giữ từ ngàn đời của đồng bào người Mông, Thái, được cùng tham gia các trò chơi, thưởng thức ẩm thực riêng có.
Đến với chợ phiên, du khách không chỉ được tham quan, mua sắm những sản phẩm do chính những người dân nơi đây sản xuất, mà còn được cùng tham gia các trò chơi dân gian, thưởng thức ẩm thực địa phương
Xuống chợ là để sẻ chia…
Xuống chợ là để sẻ chia…
Tại đây, bà con gặp gỡ giao lưu, trao đổi hàng hóa, qua đó góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Tại đây, bà con gặp gỡ giao lưu, trao đổi hàng hóa, qua đó góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa mới
Đến chợ phiên Nậm Pắt, du khách được hòa trong các làn điệu dân ca, dân vũ do chính các thiếu nữ Mông, Thái, thể hiện.
Đến chợ phiên Nậm Pắt, du khách được hòa trong các làn điệu dân ca, dân vũ do chính các thiếu nữ Mông, Thái thể hiện
Các trò chơi dân gian đậm bản sắc dân tộc chỉ có ở chợ phiên Nậm Pắt.
Các trò chơi dân gian đậm bản sắc dân tộc chỉ có ở chợ phiên Nậm Pắt
Tà Mung với 2 mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 9, mùa khô từ tháng 10 tới tháng 3). Toàn xã có 11 bản, với 787 hộ/4.427 nhân khẩu, 100% là đồng bào DTTS (Thái, Mông)
Tà Mung với 2 mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 9, mùa khô từ tháng 10 tới tháng 3). Toàn xã có 11 bản, với 787 hộ/4.427 nhân khẩu, 100% là đồng bào DTTS (Thái, Mông)
Đươc thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và các cây công nghiệp trưng nổi tiếng như: sơn tra, chè núi, chanh leo..
Được thiên nhiên ban tặng khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và các loại cây công nghiệp đặc trưng nổi tiếng như: sơn tra, chè núi, chanh leo..
Tà Mung- vùng đất giàu tiềm năng du lịch, du khách sẽ ngạc nhiên và thích thú khi đến thăm thác nước Nậm Mở, Nậm Tra, Cầu Vàng Nậm Pắt, hang Bó Lun, đồi chè Tụ San, Đán Tọ, Phả Nao hùng vĩ. Nếu đến Tà Mung vào tháng 10, du khách sẽ bâng khuâng trước vườn hoa tam giác mạch thơ mộng, trữ tình…
Tà Mung- vùng đất giàu tiềm năng du lịch, du khách sẽ ngạc nhiên và thích thú khi đến thăm thác nước Nậm Mở, Nậm Tra, Cầu Vàng Nậm Pắt, hang Bó Lun, đồi chè Tụ San, Đán Tọ, Phả Nao hùng vĩ. Nếu đến Tà Mung vào tháng 10, du khách sẽ bâng khuâng trước vườn hoa tam giác mạch thơ mộng, trữ tình…

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.