Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ Ká pêê nau của người Ca Dong

Nguyễn Văn Sơn- NA - 15:28, 12/08/2021

Mưu sinh bằng nông nghiệp nên từ xa xưa, người Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) ở huyện vùng cao Bắc Trà My (Quảng Nam) có nhiều những nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nhằm thể hiện ước vọng, mong muốn có được những mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, phát triển. Lễ ăn mừng lúa mới (Ká pêê nau) là một trong những nghi lễ nông nghiệp mang ý nghĩa như vậy.

Mâm cúng trong Lễ Ká-pêê-nau của người Ca Dong ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)
Mâm cúng trong Lễ Ká-pêê-nau của người Ca Dong ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)

Ông Hồ Văn Sia (77 tuổi), trú tại nóc ông Nếp (thôn 1, xã Trà Bui), huyện Bắc Trà My cho biết: Cũng như các dân tộc anh em sống ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, người Ca Dong có những nghi lễ dân gian truyền thống được tổ chức theo chu kỳ của một mùa làm rẫy như Lễ cầu mưa, Lễ cúng thổ địa, Lễ ăn mừng lúa mới...

Trong Lễ ăn mừng lúa mới (Ká pêê nau), gia chủ chuẩn bị gà lễ, lựa chọn kỹ càng với tiêu chí gà trống tơ có bộ lông đẹp nhất, khỏe nhất và lớn nhất chuồng được giết mổ dâng cúng Thần lúa (Mó pế). Trong lễ Ká pêê nau, các con cháu đi làm ăn xa đều trở về dự lễ. Anh em, họ hàng, bà con khi đến dự lễ cùng gia chủ, thường mang thêm chai rượu, cơm nếp, thịt, cá khô... để góp vui.

Mâm cúng trong Lễ Ká pêê nau được đặt trên một sàn bằng lồ ô trước sân nhà sàn của gia đình. Lễ vật gồm 1 con gà trống đã luộc chín, 4 chén và 1 tô cơm lúa rẫy, 1 đầu heo, 1 tô thịt heo, 1 tô rượu, 1 đĩa muối mè đen, 1 tô than hồng, 1 nải chuối xanh, cùng trầu, cau, trà thuốc. Trong mâm lễ còn cắm rất nhiều lá cỏ đá làm phép

Ông Hồ Văn Sia cho biết thêm: Kết thúc lễ cúng là đến nghi thức xem chân gà-một nghi thức quan trọng trong Lễ Ká pêê nau của người Ca Dong. Để thực hiện nghi thức này, chủ nhà sẽ nhờ một cụ cao tuổi nhất trong mâm rượu xem giúp để xem mùa vụ sau sẽ được mùa hay thất mùa. 

Khi xem chân gà kết thúc, lúc này mọi người lần lượt ngồi vào từng mâm. Thầy cúng, chủ nhà cùng các cụ cao niên ngồi ăn tại mâm riêng, khách mời được ngồi ăn tại mâm cơm cúng ngoài sân, các mâm tiếp theo là anh em họ hàng, bà con trong nóc (làng). Mọi người ăn mời rượu, giao lưu vui vẻ.

Sau Lễ Ká pêê nau, gia đình mới lên nương làm đất, gieo trồng mùa lúa mới với niềm tin sẽ có một vụ mùa bội thu.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.