Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ cưới cổ truyền của người Khmer-Tái hiện một không gian cổ tích: Lễ lạy mặt trời, buộc chỉ tay (Bài 3)

Cao Long-Hạnh Nguyên - 14:40, 06/04/2022

Trong đám cưới của người Khmer, ngày cưới thứ 2 (ngày cuối cùng của lễ cưới) được bắt đầu với lễ đón giờ tốt - còn được gọi là lễ lạy mặt trời. Lễ được tổ chức trước sân nhà hướng về phía mặt trời mọc. Người Khmer quan niệm rằng, đây là giờ linh thiêng, là thời điểm xua tan bóng tối, bắt đầu một ngày mới tươi sáng, an lành.

Cha, mẹ cùng anh, chị mở đầu  Lễ buộc chỉ tay cho đôi trai-gái
Cha, mẹ cùng anh, chị thực hiện Lễ buộc chỉ tay cho đôi trai-gái

Lúc này, vị Acha pờ-lịa và ông Mêba - đại diện nhà gái, thắp nhang và khấn vái cùng cô dâu-chú rể, ước mong trời đất phù hộ cho đôi vợ chồng có được những điều tốt lành nhất trong cuộc sống lứa đôi sắp tới.

Khi làm lễ lạy mặt trời, cô dâu và chú rể cùng đại diện gia đình ngồi quây quần bên một chiếc bàn với nhiều lễ vật, hướng về mặt trời mọc và cùng đọc những lời cầu cúng theo vị Acha.

Nghi lễ lạy mặt trời
Cô dâu-chú rể thực hiện nghi lễ lạy mặt trời

Sau lễ lạy mặt trời, chú rể và cô dâu vào nhà để thực hiện nghi lễ buộc chỉ tay. Lễ buộc chỉ tay chứng nhận đôi trai gái đã thành vợ - thành chồng. Đến lúc này, chú rể mới được chính thức bước chân vào phòng tân hôn cùng cô dâu. 

Nghi thức cũng là một hình thức diễn xướng trên nền của tích truyện Pras Thông và Neang Neack. Cô dâu – hóa thân của Neang Neack đi trước, chú rể - hóa thân của Prass Thông đi theo sau, tay nắm vạt áo của cô dâu. Theo quan niệm bắt nguồn từ chế độ mẫu hệ xưa, người phụ nữ làm chủ và luôn đi đầu trong mọi công việc, nên sẽ có thông lệ là cô dâu đi trước và chú rể nắm vạt áo cô dâu theo sau vào phòng tân hôn. Nghi thức này được thực hiện ở hầu hết những lễ cưới cổ truyền của người Khmer.

Đến Sóc Trăng tháng Buos…tháng Phol Kun, đắm mình trong “Mùa cổ tích” để thấy rằng, huyền thoại và những nghi lễ trong lễ cưới cổ truyền của người Khmer mang nhiều ý nghĩa sâu Xa của một nền văn hoá. Những nghi lễ đều ẩn chứa nhiều ý nghĩa liên quan chặt chẽ đến giáo dục tư tưởng đạo đức, nhận thức cho con người, điều này cũng thường xuất hiện trong huyền thoại, trong những câu chuyện cổ tích được truyền khẩu. 

Chú rể nắm vạt áo cô dâu để vào phòng hôn lễ
Chú rể nắm vạt áo cô dâu để vào phòng hôn lễ

Âm nhạc, lời ca, những hình thức diễn xướng luôn trải đều từ đầu đến cuối lễ cưới. Âm nhạc, lời hát cùng những hình thức diễn xướng không chỉ mang ý nghĩa giúp vui mà còn là một phương thức truyền đạt sinh động, thân thuộc về những câu chuyện cổ tích, những huyền thoại được truyền khẩu và ẩn tàng trong đó là những tư tưởng đạo đức.

Các yếu tố trong kinh nghiệm sống của con người, nghệ thuật, huyền thoại, nghi lễ.., đã hoà quyện làm một trong lễ cưới cổ truyền của người Khmer, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng thật độc đáo và đặc sắc.

Hiện nay, đời sống của đồng bào Khmer đã khởi sắc hơn với sự quan tâm của các cấp chính quyền trong thời gian qua. Bởi thế, mùa cưới của những đôi trai gái Khmer sẽ ngày càng sung túc hơn, họ tiếp tục lưu giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.