Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lễ cưới cổ truyền của người Khmer-Tái hiện một không gian cổ tích: Khi chú rể hóa thân thành "nhà vua" (Bài 1)

Cao Long - 21:18, 30/03/2022

Về Sóc Trăng trong tháng Buos (tháng 2), tháng Phol Kun (tháng 4) (trong khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch) nếu dành thời gian lãng du trong những phum, sóc của đồng bào Khmer , ta như lạc vào không gian cổ tích với rộn ràng tiếng trống săm-bô, tiếng đàn khươm...với những chú rể, cô dâu trông như những hoàng tử, công chúa vừa bước ra từ cổ tích.

Chú rể Ya Ra thực hành nghi lễ tạ ơn cha, mẹ trước khi cử hành "Lễ rước trái cây" đến nhà gái
Chú rể Ya Ra thực hành nghi lễ tạ ơn cha, mẹ trước khi cử hành "Lễ rước trái cây" đến nhà gái

Trong đám cưới cổ truyền của người Khmer ở Sóc Trăng luôn có sự hiện diện cùa 2 nhân vật quan trọng, đó là ông Acha pờ-lịa – người chủ trì những nghi lễ cưới và ông Maha – người thay chàng trai diễn xướng, thực hiện những nghi thức, diễn tả lại những huyền thoại, cổ tích theo phong tục cổ truyền. Trước khi rước lễ vật với 36 món đến nhà cô gái, 2 người sẽ hướng dẫn, dặn dò chàng trai những nghi thức hành lễ sao cho đúng. Cũng ngay từ lúc này, âm nhạc luôn song hành với nghi lễ cưới.

Lễ cưới chính thức bắt đầu với Lễ rước trái cây – còn gọi là lễ He chây suôs, bắt nguồn từ Trường ca Ream Kê và truyện cổ tích Chây và Suôs – 2 chàng hoàng tử có đầy đủ tài đức được voi trắng chọn làm vua, làm quan trong triều đình. Sau khi báo hiệu giờ tốt, đoàn rước lên đường với ông Acha pờ-lịa dẫn đầu, kế đến là ông Maha, rồi đến chú rể, và trong những lễ vật được rước đến nhà gái, không thể thiếu buồng hoa cau được đặt trong 1 mâm vàng, phủ khăn đỏ. Đi trước đám rước là ban nhạc cưới, vừa đi vừa tấu nhạc – vừa hát. Âm hưởng cổ tích man mác qua tiếng đàn, lời ca...(Ngày vua vi hành, Ngày vua vi hành! Ơi nàng ơi là ngày chiến thắng. Rước rượu lễ...ơi nàng ơi vào trong (để làm) nghi thức. Rước rượu lễ ơi nàng ơi vào trong (để làm) nghi thức. Ơi...vua vi hành không chỉ một mình, Ơi....vua vi hành không chỉ đi một mình. Có cả cung tần, mỹ nữ cùng đi..)

Nhà trai cử hành nghi lễ rước trái cây đến nhà gái
Nhà trai cử hành nghi lễ rước trái cây đến nhà gái

Đám rước đến cổng nhà gái lúc này đã được rào lại hay khóa chặt...Vị Acha pờ lịa và ông Maha lúc này phải thực hành nghi lễ mở rào bằng 1 điệu múa. Điệu múa mở rào tái hiện câu chuyện cổ tích về duyên nợ của đôi trái gái trong trường ca Nàng Sêđa. Cổng rào được xem như là cánh cổng của kinh thành, nếu đôi trai gái có duyên nợ thì sau ba lần chạm vào cổng rào, cổng sẽ tự mở ra để nhà trai vào nhà hành lễ. Khi cổng rào được mở, A cha pờ lịa, chú rể và đoàn rước He chây suôs vào sân nhà. Tại đây, A cha pờ-lịa làm lễ cầu phúc và buộc tay cho chú rể. Cha mẹ cô dâu cũng thực hiện nghi lễ này, xem như xác nhận bắt đầu từ đây, chàng trai đã được xem là chú rể thật sự và nhận buồng hoa cau từ nhà trai. Sau thủ tục này, ông Mê-ba (đại diện nhà gái) mời đoàn nhà trai vào nhà, hai họ giới thiệu và trò chuyện vui vẻ cùng nhau. Đây cũng là lúc để tiến hành nghi lễ - trình lễ vật cưới.

Những hình thức diễn xướng ở nghi lễ trình lễ vật cưới đã lý giải cho câu hỏi: tại sao lễ vật hỏi cưới của nhà trai phải luôn đủ 36 món trái cây...và tại sao quá trình mang lễ vật đến nhà gái lại được gọi là lễ rước trái cây. Chuyện kể rằng: “Nàng Sê Đa khi còn theo thầy học đạo ở trên núi cao muốn làm lễ cưới cùng hoàng tử. Nhưng ở trên núi cao lại không có gì để làm lễ hỏi cưới. Người thầy nói không lo. Ông sai muông thú trong rừng đi bẻ trái cây trong khu rừng làm lễ vật, tất cả là 36 món trái cây. Vì vậy sau này, đám cưới phải luôn có đủ 36 món trái cây làm lễ vật”.

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.