Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sóc Trăng: Phum, sóc vùng đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc

Song Vy - 10:37, 28/03/2022

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2022 của đồng bào Khmer sắp đến gần, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Sóc Trăng thêm niềm vui mới, bởi nhiều xã có đông đồng bào Khmer sinh sống được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của đồng bào Khmer xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên ngày càng khởi sắc
Cơ sở hạ tầng được đầu tư, kinh tế-xã hội phát triển, đời sống của đồng bào Khmer xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên ngày càng khởi sắc

Trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhờ chủ động, linh hoạt thích ứng, tỉnh Sóc Trăng đề ra nhiều giải pháp, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa duy trì phát triển kinh tế nên đời sống và sản xuất của Nhân dân trên địa bàn tỉnh được ổn định.

Hiện nay,  kết cấu hạ tầng, điện đường trường trạm vùng đồng bào Khmer được nâng cấp, xây dựng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Đồng bào được tiếp cận các dịch vụ xã hội, chất lượng giáo dục, đào tạo được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe bà con được chú trọng; bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer được giữ gìn và phát huy…; đặc biệt hộ nghèo dân tộc Khmer giảm chỉ còn 2,85%.

Xã Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên) là xã có trên 73% dân số là người dân tộc Khmer, vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2021. Hiện nay, tỉ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn dưới 1% và thu nhập bình quân đầu người trên 54 triệu đồng/năm. Đặc biệt, nhiều hộ từ nghèo khó, nhờ chăm chỉ làm ăn đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ nông dân khá giả, nhà cửa xây dựng ngày càng khang trang. Có dịp đến xã những ngày này, sẽ được chứng kiến nhà nhà nhộn nhịp lo tân trang nhà cửa, dọc các tuyến đường phum sóc thì được phát quang, dọn dẹp sạch sẽ, cây cảnh được chăm sóc, khoe sắc... tất cả chuẩn bị cho dịp đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây sắp tới.

Ông Sơn Hang, người dân tộc Khmer ở ấp Trà Bết, xã Tham Đôn chỉ vào đàn bò, phấn khởi cho biết: Tôi tham gia Dự án nuôi bò sữa của tỉnh từ năm 2015, ban đầu được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, con giống, tinh bò nên đàn bò ngày càng thêm đông, số bò cho sữa hiện nay trên chục con, bình quân mỗi tuần cho thu nhập từ 5-6 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình tôi còn tận dụng phân bò để trồng hoa màu hay bán cho các hộ chuyên trồng rẫy.

Ông Sơn Hang chăm sóc đàn bò sữa đang cho thu nhập ổn định
Ông Sơn Hang chăm sóc đàn bò sữa đang cho thu nhập ổn định

Cũng như xã Tham Đôn, xã Viên Bình, huyện Trần Đề đã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới nâng cao cuối năm 2021. Đến xã Viên Bình, sẽ cảm nhận được vùng nông thôn khởi sắc. Trên tuyến đường nhựa từ trung tâm xã về ấp Lao Vên, là những ngôi nhà khang trang, hai bên đường được bà con trồng hoa tạo cảnh quan, sắc màu rực rỡ .

Nói về sự “thay da đổi thịt” của quê hương mình, ông Kim Suôl, ở ấp Lao Vên, chia sẻ: Tôi thấy có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, vùng này rất khó khăn, giờ nhà nào cũng vào mạng (kết nối Internet) để tìm mối lái mua bán nông sản. Còn điện thì khỏi bàn, có điện nên nhà ai cũng mua máy bơm nước để tưới hoa màu hoặc vệ sinh chồng trại. Vì vậy, nên sản xuất cũng đạt hiệu quả kinh tế hơn...

Chúng tôi đi xe máy dọc theo đường từ xã về trung tâm huyện, trực tiếp ghi nhận những con đường nhựa hóa, các đường trục ấp, liên ấp được bê tông hóa, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và phục vụ dân sinh. 

Ông Dương Sà Kha, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: Để có được kết quả như thế, ngay từ những ngày đầu bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Sóc Trăng xác định, phải tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đổi mới vùng nông thôn đúng nghĩa với chuẩn nông thôn mới, có được vậy mới nâng cao mức sống cho đồng bào và tiến tới việc khởi sắc từng phum, sóc.

Thời gian tới, Sóc Trăng tiếp tục huy động tối đa nguồn lực từ xã hội, phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo lĩnh vực, thế mạnh của từng xã. Đồng thời, tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng của từng địa phương theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm để nâng chuỗi giá trị của sản phẩm đặc thù của địa phương. 

"Tỉnh sẽ đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ đồng bào xây dựng thương hiệu, cũng như phát huy và bảo tồn các sản phẩm truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số", ông Dương Sà Kha, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh.

Có thể nói, sự đổi thay trong vùng đồng bào dân tộc Khmer hôm nay ở Sóc Trăng đã khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương đối với sự phát triển mọi mặt của đồng bào. Đây cũng là động lực giúp đồng bào thi đua, lao động sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa, góp phần tạo thêm các công trình, phần việc có ý nghĩa trong phong trào thi đua, mang lại sự khởi sắc cho phum, sóc.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.